Vì sao Dubai giàu có bậc nhất hành tinh?

Thế giới biết tới Dubai (UAE) - nơi đội tuyển Việt Nam đang thi đấu vòng loại World Cup 2022 - là thành phố giàu có và sang trọng. Nhưng có lẽ nhiều người còn chưa rõ về nguồn gốc của sự giàu có này.

Dubai khác với nhiều quốc gia Trung Đông khi không phụ thuộc vào dầu mỏ để phát triển kinh tế.


Dầu mỏ chỉ chiếm khoảng 5 - 7% tổng doanh thu của thành phố này.

Kinh tế đa dạng

Mọi người đều biết về Dubai và sự giàu có của thành phố này. Dubai là một phần của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), nơi nổi tiếng về dầu mỏ. Điều này khiến nhiều người cho rằng, Dubai giàu lên là nhờ dầu mỏ, nhưng theo The Richest, dầu mỏ chỉ chiếm khoảng 5 - 7% tổng doanh thu của thành phố này.

Đầu những năm 1980, giới chức Dubai nhận ra rằng sẽ không thể tồn tại lâu nếu chỉ trông chờ vào nguồn tài nguyên dầu mỏ.

Do vậy, thành phố này tập trung phát triển một nền kinh tế đa dạng và sôi động. Du lịch, vận tải, thương mại, tài chính và bất động sản là các lĩnh vực đóng góp chính vào sự giàu có của Dubai. Khi giá dầu sụt giảm ảnh hưởng tới nhiều nước, Dubai vẫn không bị tác động quá nhiều.

Tự do thương mại thu hút đầu tư

Tại Dubai, các nhà đầu tư không còn phải lo lắng về việc bị đánh thuế cao với các khoản đầu tư hay thu nhập. Dubai nổi tiếng là một trong số ít địa điểm trên thế giới có mức thuế thương mại thấp và không áp thuế thu nhập với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính điều này đã thu hút các nhà đầu tư khắp thế giới đổ về đây.

Trung tâm công nghệ

Trước đây, gần như không thể tìm thấy các công ty công nghệ thiết lập mạng lưới chi nhánh ở Dubai. Nhưng giờ, mọi chuyện đã thay đổi. Dubai đang dần thể hiện là một "thế lực" đáng nể trong lĩnh vực công nghệ.

Lao động nhập cư lành nghề

Theo trang Worldation, một ước tính cho thấy cứ mỗi người bản địa Dubai thì ứng với 9 người nhập cư. Phần lớn người nhập cư có kỹ năng và đầu óc kinh doanh nhạy bén, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của thành phố.

Vị trí quan trọng

Dubai có vị trí chiến lược về mặt địa lý. Nó được xem như một trạm trung chuyển của châu Á và châu Âu. Vị trí quan trọng này đảm bảo cơ hội kinh doanh tiềm năng trong thời gian dài cho Dubai. Các sân bay ở thành phố này luôn tấp nập các chuyến bay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Đăng ngày: 15/03/2025
Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?

Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Đăng ngày: 13/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News