Tại sao không nên ăn gỉ mũi và ngoáy mũi?

Có lẽ ít nhiều thì hầu hết chúng ta đều từng "tiêu hóa" gỉ mũi của chính mình các bạn nhỉ? Thế nhưng, các bạn có biết rằng việc ăn gỉ mũi thực chất lại mang đến rất nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khỏe và cơ thể. Nói một cách dễ hiểu thì, việc ăn gỉ mũi chẳng khác nào chúng ta đang đưa các mầm bệnh vào cơ thể các bạn ạ.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, 91% người lớn thừa nhận là họ thường xuyên ngoáy mũi, và thậm chí rất nhiều trong số họ đã từng ăn gỉ mũi của chính mình! Vậy, vì sao ăn gỉ mũi lại có thể làm hại đến sức khỏe của chúng ta?

Tại sao không nên ăn gỉ mũi và ngoáy mũi?
Việc ăn gỉ mũi chẳng khác nào chúng ta đang đưa các mầm bệnh vào cơ thể.

Gỉ mũi chủ yếu được tạo thành từ nước (mũi), các protein dạng gel (tạo độ sệt) và các protein miễn dịch đặc biệt để có thể chống lại vi trùng (các mầm bệnh) xâm nhập vào mũi. Chúng đóng vai trò như một phòng tuyến giúp chống lại mầm bệnh xâm nhập vào bên trong cơ thể. Khi hít thở, chúng ta không chỉ hít không khí mà còn hít vào cơ thể cả các vi trùng/vi khuẩn... gây bệnh.

Gỉ mũi, với cấu tạo có chứa lớp chất nhờn dính sẽ ngăn chặn và "giữ" các mầm bệnh ấy lại, không cho chúng xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể. Sau đó, khi chúng ta thở ra, không khí đi ra sẽ khiến lớp chất nhầy "đông cứng, vón cục" lại thành một chất đặc quánh và giam giữ các mầm bệnh tại đó. Và thông thường thì, chúng ta có thể loại bỏ các mầm bệnh đó bằng cách hắt hơi hoặc xì mũi.

Vậy nên, việc ăn gỉ mũi chẳng khác nào là chúng ta đang đưa (hoặc giải phóng) các mầm bệnh ấy và khiến chúng có thể dễ dàng xâm nhập sâu hơn vào bên trong cơ thể của chúng ta. Một số người thì cho rằng ăn gỉ mũi có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bởi việc này sẽ góp phần huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết và tấn công các vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc ăn gỉ mũi có bất kỳ lợi ích nào đối với sức khỏe.

Bên cạnh đó, việc ngoáy mũi bằng tay cũng mang đến nhiều nguy cơ khác đối với sức khỏe. Ví dụ, việc ngoáy mũi có khả năng "giải phóng" một loại vi khuẩn nguy hiểm ẩn dưới móng tay, chính là khuẩn Staphylococcus aureus (Vi khuẩn tụ cầu).

Tại sao không nên ăn gỉ mũi và ngoáy mũi?
Staphylococcus aureus dưới kính hiện vi điện tử 20000x​.

Một nghiên cứu thực hiện năm 2006 cho thấy, những người hay ngoáy mũi có khả năng nhiễm vi khuẩn tụ cầu khuẩn hơn những người khác. Và nếu một người nhiễm khuẩn tụ cầu, họ sẽ mắc rất nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau.

Các nhiễm trùng điển hình nhất khi nhiễm loại khuẩn này chính là hiện tượng áp-xe nghiêm trọng (khiến các vết thương chứa đầy mủ, sưng đau và tấy đỏ, thường kèm theo hiện tượng chảy mủ). Nếu tụ cầu xâm nhập vào máu (gây nhiễm khuẩn huyết), các triệu chứng sẽ bao gồm sốt, ớn lạnh và hạ huyết áp. Thậm chí, nếu tệ hơn, khi khuẩn tụ cầu xâm nhập vào phổi có thể gây viêm phổi, khi vào xương có thể gây viêm tủy xương.

Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng cũng có thể gây nhiễm trùng ở tim và van tim (viêm cơ tim). Nếu tụ cầu lưu thông trong máu, chúng có thể được chuyển đến các hệ cơ quan bên trong cơ thể và gây các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng (nhiễm khuẩn huyết), dẫn tới sốc hay suy đa phủ tạng và gây tử vong.

Mặc dù việc ngoáy mũi để lấy gỉ mũi hay việc ăn gỉ mũi tưởng chừng như không phải là vấn đề gì lớn, thế nhưng nếu không may, chúng ta hoàn toàn có thể bị nhiễm trùng và nhiễm khuẩn tụ cầu chỉ vì "móc mũi" các bạn ạ. Vậy nên, hãy cân nhắc và từ bỏ thói quen không mấy tốt đẹp này nhé các bạn, không chỉ vì vấn đề sức khỏe, mà còn là vấn đề vệ sinh và thẩm mỹ nói chung nữa.

Khăn giấy, hoặc ít nhất là bông tăm... là những công cụ hết sức tuyệt vời và phù hợp để giúp chúng ta loại bỏ gỉ mũi đó, miễn là chúng ta sử dụng đừng quá mạnh bạo dẫn đến bị trầy bên trong lỗ mũi là được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao lỗ mũi của cá voi lại nằm trên đỉnh đầu?

Tại sao lỗ mũi của cá voi lại nằm trên đỉnh đầu?

Cá voi không phải là cá, mà là động vật có vú sống ở đại dương, vì vậy chúng dựa vào phổi để hít thở không khí, giống như chúng ta.

Đăng ngày: 07/06/2021
Tại sao chúng ta có hai quả thận trong khi có thể sống chỉ với một quả?

Tại sao chúng ta có hai quả thận trong khi có thể sống chỉ với một quả?

Cho đến nay, ngay cả các nhà khoa học cũng chưa có câu trả lời chắc chắn, nhưng đã có một số giả thuyết.

Đăng ngày: 06/06/2021
Nếu thân nhiệt con người là 37 độ, tại sao một ngày hè 37 độ vẫn khiến ta thấy nóng bức đến vậy?

Nếu thân nhiệt con người là 37 độ, tại sao một ngày hè 37 độ vẫn khiến ta thấy nóng bức đến vậy?

Quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng ta luôn sinh nhiệt tương đương một cỗ máy 400 watt. Và nếu không làm mát kịp thời, thân nhiệt của bạn sớm muộn cũng tăng lên vài độ đến ngưỡng gây tử vong.

Đăng ngày: 01/06/2021
Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?

Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?

Bạn đã bao giờ lấy đá từ trong tủ lạnh ra để uống café hay nước ngọt nhưng chưa kịp cho vào ly thì ngay lập tức phát hiện ra nó đã dính chặt vào tay?

Đăng ngày: 31/05/2021
Vì sao người Ấn Độ thờ

Vì sao người Ấn Độ thờ "nữ thần Corona" giữa đại dịch?

Khi Ấn Độ lao đao vì làn sóng Covid-19 thứ hai, một số tín đồ tuyệt vọng không còn nơi nào để bấu víu đã quay sang cầu nguyện tại các ngôi đền dành riêng cho " nữ thần Corona".

Đăng ngày: 31/05/2021
Vì sao đàn ông Trung Hoa cổ đại thích lấy những cô gái mới 14, 15 tuổi làm vợ?

Vì sao đàn ông Trung Hoa cổ đại thích lấy những cô gái mới 14, 15 tuổi làm vợ?

Hiện thực xã hội này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân mà ở đó, vai trò của nữ giới bị hạ thấp đến mức đáng thương.

Đăng ngày: 29/05/2021
Tại sao gà Đông Tảo lại có giá cao đến 46 triệu đồng/con?

Tại sao gà Đông Tảo lại có giá cao đến 46 triệu đồng/con?

Gà Đông Tảo hay còn được gọi là Đông Cảo, xuất xứ từ làng Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Đăng ngày: 27/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News