Vì sao đừng mong thoát khỏi những con gián
Nhân loại không thể thoát khỏi gián vì gene của những loài côn trùng này "ghi nhớ" quá nhiều chất độc - ông Ilya Gomyranov, Thư ký báo chí của Bảo tàng Động vật học MGU nói với Sputnik.
"Chúng ta chắc chắn là không có khả năng tiêu diệt gián mà cũng không cần phải làm thế - xét cho cùng, chúng là một trong những thành tố của hệ sinh thái đô thị, cũng như chim bồ câu với chuột mà thôi. Chúng ta có thể làm giảm cơ số bầy gián, tuân thủ chuẩn mực vệ sinh ở những nơi sử dụng công cộng (lối ra vào, bãi rác v.v.) cũng như trong căn hộ của chính mình", nhà khoa học nói.
Gián có chiều dài DNA đứng thứ hai trong số các loài côn trùng.
Chuyên gia Gomyranov nhắc nhở rằng vào những năm 80 của thế kỷ 20, đã xuất hiện thuốc trừ trên cơ sở "món ngon" với gián là glucose pha trộn các chất độc. Tuy nhiên, qua 10 - 15 năm, nhiều con gián đã "biết" và ngừng ăn bả độc, khiến việc sử dụng các thứ thuốc trừ trở nên vô ích.
Bề dầy kinh nghiệm tiến hóa
Gián xuất hiện trên Trái đất khoảng 235 triệu năm trước đây. Qua hàng trăm triệu năm tồn tại của loài gián, các đại diện của nó đã từng gặp phải và đối phó với các chất độc tương tự như hiện đại và ký ức về các "cuộc gặp" này được lưu giữ trong DNA của loài côn trùng, người đối thoại với Sputnik cho biết.
Ông giải thích rằng gián có chiều dài DNA đứng thứ hai trong số các loài côn trùng và vượt hơn cả chiều dài DNA của con người.
Theo lời chuyên gia Gomyranov, kinh nghiệm tiến hóa tích lũy qua bao thế hệ giúp gián nhận biết thức ăn và phân biệt được chất an toàn với chất độc. Ngoài ra, để thích nghi với chất độc, gián không cần phải tiến hóa, chỉ cần kích hoạt các gene cũ là đủ.
"Trong cơ thể côn trùng sản ra một lượng lớn chất giải độc protein, hoạt động như một thứ "thuốc" chống lại những loại chất độc khác nhau", nhà khoa học nói.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới
Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.
