Vì sao Frederic Chopin trăn trối lấy trái tim khỏi cơ thể nếu bị chôn sống?

Sinh năm 1810, Frederic Chopin là nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba Lan. Một sự thật khó tin là ông mắc nỗi sợ bị chôn sống.

Sau khi mắc bệnh lao, sức khỏe của Chopin ngày càng yếu đi. Khi nằm trên giường bệnh và cận kề cái chết, ông gọi chị gái đến để dặn dò. Theo đó, ông nói với người chị rằng bản thân sợ bị chôn sống. Nỗi sợ này của Chopin khá phổ biến vào thời điểm ấy.

Vì sao Frederic Chopin trăn trối lấy trái tim khỏi cơ thể nếu bị chôn sống?
Frederic Chopin (1/3/1810 - 17/10/1849).

Nguyên do là bởi một số trường hợp bị chôn sống vì nhầm tưởng đã chết được phát hiện khiến nhiều người lo lắng, hoảng sợ. Chính vì vậy, Chopin dặn dò chị gái sau khi ông chết hãy nhờ bác sĩ phẫu thuật lấy trái tim ra khỏi cơ thể ông.

Vào ngày 17/10/1849, nhà soạn nhạc Chopin qua đời. Theo lời trăng trối của ông, chị gái nhờ bác sĩ phẫu thuật lấy trái tim ra khỏi cơ thể người em trai. Kế đến, trái tim của Chopin được đặt vào trong một chai rượu cognac để bảo quản. Thi hài của Chopin được chôn cất trong ngôi mộ tại nghĩa trang Père Lachaise, Paris, Pháp.

Nhờ nỗi sợ bị chôn sống của Chopin, các chuyên gia, nhà khoa học có cơ hội kiểm tra trái tim nhà soạn nhạc vĩ đại.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Chopin bị viêm màng ngoài tim. Đây là một biến chứng hiếm gặp của bệnh lao mãn tính. Căn bệnh này khiến ông qua đời khi 39 tuổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao miền Bắc liên tiếp nắng như đổ lửa, khác hẳn mọi năm?

Vì sao miền Bắc liên tiếp nắng như đổ lửa, khác hẳn mọi năm?

Nếu theo chu kỳ mọi năm thì mùa hè ở miền Bắc thường có những ngày nắng nóng đan xen những đợt mưa dông. Nhưng năm nay dường như đã thay đổi khi nhiều đợt nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều ngày và chưa có dấu hiệu khi nào mới chấm dứt.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao mưa lũ ở Trung Quốc nghiêm trọng hơn mọi năm?

Vì sao mưa lũ ở Trung Quốc nghiêm trọng hơn mọi năm?

Trung Quốc ngày càng dễ tổn thương trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu và rủi ro của sự phát triển quá mức đối với các vùng đất ven sông, theo chuyên gia.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao không có hổ trên thảo nguyên Mông Cổ?

Tại sao không có hổ trên thảo nguyên Mông Cổ?

Loài hổ có mặt cả ở Nga, Trung Quốc, Đông Nam Á và thậm chí là cả ở Trung Á, nhưng tại sao lại không có mặt ở Mông Cổ?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao máy bay

Vì sao máy bay "mở điều hòa" tỏa hơi sương mỗi khi cất, hạ cánh?

Những điều thú vị xảy ra trên máy bay thường khiến các hành khách vô cùng ngạc nhiên.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao nhà vô địch ăn nhanh có thể

Tại sao nhà vô địch ăn nhanh có thể "xơi" 74 chiếc xúc xích trong 10 phút?

13 năm tham dự cuộc thi ăn, Joey Chestnut đã liên tục giành chiến thắng 12 lần. Thành công của anh đã thu hút sự chú ý của giới khoa học. Họ cho rằng anh chiến thắng là nhờ vào di truyền, tâm lý và chăm chỉ luyện tập

Đăng ngày: 24/10/2020
Tại sao ký ức gắn liền với cảm xúc lại mạnh đến vậy?

Tại sao ký ức gắn liền với cảm xúc lại mạnh đến vậy?

Theo một nghiên cứu gần đây, những ký ức liên quan đến cảm xúc mạnh thường được in sâu vào não bộ.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao thời tiết ở Việt Nam ngày càng nóng?

Vì sao thời tiết ở Việt Nam ngày càng nóng?

Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong vòng 5 năm tới được dự báo cao hơn ít nhất 1 độ C. Nửa đầu năm 2020, Việt Nam cũng ghi nhận nhiều kỷ lục về nhiệt độ và thời gian nắng nóng.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News