Vì sao gỗ nổ tanh tách trong đám cháy?

Khi chúng ta đốt gỗ, nếu để ý thi thoảng sẽ nghe thấy tiếng răng rắc trong đám cháy. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân vì sao.

Thực tế, nước trong ấm khi đun nóng lên sẽ biến thành hơi nước. Nước bị mắc kẹt bên trong khúc gỗ cũng vậy, khi ngọn lửa trở nên nóng hơn, nước và nhựa cây bên trong bắt đầu sôi và biến thành khí. Khi ngọn lửa càng nóng, những khí này bắt đầu chiếm nhiều không gian hơn và nở ra lớn hơn.

Vì sao gỗ nổ tanh tách trong đám cháy?
Càng có nhiều nước và nhựa cây bên trong gỗ thì đám cháy sẽ càng có nhiều âm thanh hơn.

Trong khi nước và nhựa cây biến thành hơi nước, điều gì đó cũng xảy ra với gỗ. Gỗ có chứa một thứ gọi là xenlulose. Khi đốt nóng xenlulose, nó bắt đầu bị phân hủy. Ví dụ như việc nếu bạn đã từng bỏ quên một quả táo trong hộp cơm trưa của mình vào cuối tuần và nó sẽ chuyển sang màu nâu và đen, điều đó có nghĩa là nó đã bị phân hủy.

Đối với gỗ trong ngọn lửa đủ nóng, xenlulose bên trong bắt đầu chuyển thành khí. Đó là khi chúng ta nhìn thấy khói bốc ra từ miếng gỗ, đôi khi ngay cả trước khi miếng gỗ đó bùng cháy.

Ngọn lửa xảy ra khi khí thoát ra từ gỗ bắt đầu trộn với ôxy trong không khí. Ôxy giống như thức ăn cho các đám cháy, nó làm cho chúng cháy sáng thực sự.

Khi gỗ cháy, hỗn hợp khí nở ra và xenlulose bị phá vỡ, làm cho từng túi hơi nước bị mắc kẹt mở ra từ gỗ từng cái một. Đây là chính là lý do tại sao bạn nghe thấy tiếng nổ lách tách và lộp độp.

Vì vậy, càng có nhiều nước và nhựa cây bên trong gỗ thì đám cháy sẽ càng có nhiều âm thanh hơn. Nếu bạn đã từng đốt củi ẩm, bạn có thể nhận thấy rằng nó gây ra tiếng ồn lớn hơn nhiều so với củi khô thực sự.

Vậy làm thế nào để gỗ có nước bên trong? Làm thế nào để nước và nhựa cây ở bên trong gỗ ngay từ đầu? Gỗ không hoàn toàn chắc chắn như vẻ ngoài. Nó có nhiều lỗ nhỏ đến mức chúng ta không thể nhìn thấy và những lỗ này có nước, nhựa cây bên trong.

Khi cây còn sống, chúng vẫn khỏe mạnh dẫn nước lên thân cây qua những lỗ nhỏ này, được gọi là mạch gỗ (xylem). Khi cây bị chặt để làm củi, vẫn còn nước đọng lại bên trong các mạch gỗ này.

Có nhiều cách khác để nước có thể vào bên trong gỗ. Nếu củi để ngoài trời mưa, nó có thể ngấm nước theo cách đó. Hoặc đôi khi côn trùng tạo những lỗ nhỏ trên gỗ để nước tràn vào.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao khi uống trà có người uống vào mất ngủ, có người lại ngủ rất ngon?

Vì sao khi uống trà có người uống vào mất ngủ, có người lại ngủ rất ngon?

Nhiều người không dám uống trà vào buổi tối vì sợ rằng sau khi uống trà sẽ khó đi vào giấc ngủ. Nhưng có những người uống trà vào ban đêm lại ngủ ngon hơn rất nhiều.

Đăng ngày: 04/05/2021
Tại sao con người không thể nghe thấy trong khi ngủ?

Tại sao con người không thể nghe thấy trong khi ngủ?

Mặc dù tai của chúng ta vẫn hoạt động như bình thường, nhưng não hoạt động như một bộ lọc, quyết định xem chúng ta nên phản ứng với âm thanh để thức dậy hay tiếp tục ngủ.

Đăng ngày: 02/05/2021
Tại sao số

Tại sao số "0" trên bàn phím nằm "bên phải số 9" thay vì "bên trái số 1"?

Câu trả lời phổ thông là bởi vì mọi người đã quen với nó. Vì vậy, nguyên nhân thực sự phải nằm trong quá trình lịch sử.

Đăng ngày: 02/05/2021
Vì sao người Ấn Độ thường ăn bằng tay?

Vì sao người Ấn Độ thường ăn bằng tay?

Phần lớn người Ấn Độ vẫn có thói quen dùng tay bốc khi ăn. Điều này khiến một số người tranh cãi nếu chưa hiểu văn hóa Ấn Độ.

Đăng ngày: 30/04/2021
Tại sao chúng ta dùng cử chỉ tay khi nói chuyện?

Tại sao chúng ta dùng cử chỉ tay khi nói chuyện?

Cử chỉ rất quan trọng đối với cách chúng ta nói chuyện và nếu chủ động ngăn mình làm điều đó, bạn sẽ thấy bản thân nói ra những điều hơi khác với suy nghĩ.

Đăng ngày: 30/04/2021
Tại sao chúng ta nhìn thấy các màu sắc khác nhau khi nhắm mắt?

Tại sao chúng ta nhìn thấy các màu sắc khác nhau khi nhắm mắt?

Việc nhìn thấy màu sắc khác nhau khi nhắm mắt là hoàn toàn bình thường. Điều đó không có nghĩa là mắt của bạn có vấn đề.

Đăng ngày: 30/04/2021
Nhà khoa học Nhật Bản mất 14 trang A4 để giải phương trình: Tại sao không có con thỏ nào to bằng một con ngựa?

Nhà khoa học Nhật Bản mất 14 trang A4 để giải phương trình: Tại sao không có con thỏ nào to bằng một con ngựa?

Chẳng có con thỏ nào đạt tới được kích thước của một con ngựa khiến cho bức ảnh này trở thành một trong những bức ảnh fake nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Đăng ngày: 29/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News