Vì sao Hà Nội chưa cách ly F0, F1 tại nhà?

Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết thành phố "đất chật người đông", chưa cần thiết cách ly F0, F1 tại nhà, đảm bảo hiệu quả chống dịch.

"Hà Nội chỉ tính đến cách ly tại nhà khi số lượng người cách ly gia tăng quá cao. Bên cạnh đó, Hà Nội đặc thù đất chật người đông, không đảm bảo đủ an toàn khi cách ly tại nhà, vì vậy F0 nhẹ, không triệu chứng vẫn cần điều trị tập trung", bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC), ngày 8/11 cho biết.


Một khu vực cách ly tập trung tại Thạch Thất, Hà Nội. (Ảnh: Ngọc Thành)

Theo báo cáo của Sở Y tế, Hà Nội có tổng cộng 42 cơ sở cách ly với 14.639 chỗ. Tính đến 2/11, thành phố đang cách ly tập trung 1.975 người tại 25 cơ sở, đều là F1 nhập cảnh từ vùng dịch. 4.568 F0 điều trị tại cơ sở y tế, trong đó 3.610 người đã ra viện, 618 chuyển viện.

Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế, cho biết Hà Nội nên tính tới phương án cách ly tại nhà sớm, không nên kiên trì cách ly tập trung, rút kinh nghiệm các tỉnh có dịch bùng phát mạnh thời gian vừa qua. Nguyên nhân là thành phố liên tiếp xuất hiện các ổ dịch mới, số ca nhiễm gia tăng trong một tuần trở lại đây khi thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. F1 tăng nhiều khi số F0 cao dẫn tới cơ sở cách ly tập trung hết chỗ. Thêm vào đó, duy trì cách ly tập trung sẽ khiến các cơ sở bị quá tải, có nguy cơ lây nhiễm chéo.

Còn cách ly F1 tại nhà giúp người bị cách ly đỡ tốn kém, người cách ly không bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý. Nhiều nhà dân tại Hà Nội đã đủ điều kiện, đủ cơ sở vật chất để cách ly tại nhà, hệ thống y tế cơ sở và chính quyền từ thôn, xóm, tổ dân phố đủ năng lực, có thể giám sát, theo dõi người cách ly.

Trước số ca nhiễm tăng cao, Hà Nội đã thành lập 14 trạm y tế lưu động để ứng phó. Theo ông Tuấn, các trạm y tế lưu động này được định hướng sẽ quản lý, điều trị F0 không triệu chứng tại nhà trong thời gian tới. Tuy nhiên, thành phố chưa đưa ra mốc thời gian dự kiến hoạt động trạm y tế lưu động. 30 quận, huyện, thị xã đã xây dựng phương án, quận Ba Đình diễn tập mô hình này tại phường Giảng Võ.

Cộng dồn số mắc trong đợt dịch 4 từ 27/4, Hà Nội ghi nhận 5.104 ca, trong đó 2.017 ca cộng đồng, 3.087 ca tại khu cách ly, phong tỏa. Tính từ 23/10, toàn thành phố có 12 ổ dịch diễn biến phức tạp, trong đó ổ dịch tại Bạch Trữ, Tiến Thắng và Sài Sơn, Quốc Oai có số nhiễm cao nhất, lần lượt là 176 và 150.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm kiếm các nguồn thức ăn và địa điểm trú ngụ an toàn.

Đăng ngày: 28/04/2025
Vì sao chim đậu trên cây không bị điện giật?

Vì sao chim đậu trên cây không bị điện giật?

Bởi vì mang giày cách điện nên chim không bị giật khi đậu trên dây điện? Không phải như vậy.

Đăng ngày: 24/04/2025
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao bình ga lại phát nổ?

Tại sao bình ga lại phát nổ?

Bản chất khí ga khi bị rò rỉ không gây ra cháy nổ tuy nhiên khi rò rỉ khí ga gặp nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện phát ra từ các vật dụng như: bật bóng đèn, hộp quẹt... gây ra nguyên cơ cháy nổ cao.

Đăng ngày: 20/04/2025
Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Người phi công từng thực hiện rất nhiều chuyến bay lớn này khẳng định rằng để đèn tối mờ là quy trình để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn chứ không chỉ là vấn đề tối/sáng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News