Phát hiện gene làm tăng gấp đôi nguy cơ suy phổi và tử vong do Covid-19

Các nhà khoa học của Đại học Oxford, Anh đã phát hiện ra một loại gene có tên gọi LZTF1, làm tăng gấp đôi nguy cơ suy phổi và tử vong do Covid-19.

Phát hiện gene làm tăng gấp đôi nguy cơ suy phổi và tử vong do Covid-19
Gene LZTF1 - được cho là làm gia tăng nguy cơ mắc và tử vong cho Covid-19. (Ảnh minh họa: BBC)

Họ cho biết 60% người gốc Nam Á và 15% người gốc Âu mang loại gene nguy cơ cao này, song khẳng định vaccine vẫn là chìa khóa quan trọng, giúp giảm thiểu đáng kể những nguy cơ này. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature geneetics đã làm sáng tỏ lý do một số cộng đồng ở Anh và Nam Á có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn. Dựa trên quá trình nghiên cứu về gene trước đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp với công nghệ phân tử mới để xác định chính xác gene có tên gọi LZTF1 – được cho là làm gia tăng nguy cơ mắc và tử vong cho Covid-19.

Giải thích về điều này, trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư James Davies cho biết, khi các tế bào phổi đối mặt với virus gây dịch Covid-19, một trong những chiến lược phòng thủ của chúng là tự biến đổi để ngăn virus xâm nhập. Quá trình này làm giảm ACE-2 - một protein quan trọng trên bề mặt tế bào – vốn được coi là chìa khóa để virus tự liên kết với tế bào. Nhưng đối với những người mang gene LZTFL1, quá trình này không hoạt động tốt và các tế bào phổi dễ bị virus xâm nhập hơn.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư James Davies cho biết, bên cạnh việc mang gene LZTF1, một số yếu tố khác chẳng hạn như tuổi tác cũng làm gia tăng nguy cơ rủi ro.

Theo các nhà khoa học, điều quan trọng là gene LZTF1 chủ yếu ảnh hưởng đến phổi nhưng không ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Điều này có nghĩa là những người có nguy cơ cao vẫn có thể được bảo vệ nhờ việc tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thử nghiệm đầu tiên với thuốc điều trị di chứng Covid-19 kéo dài

Thử nghiệm đầu tiên với thuốc điều trị di chứng Covid-19 kéo dài

Thử nghiệm đầu tiên với thuốc nhằm vào tình trạng mệt mỏi và yếu cơ của người gặp di chứng Covid-19 kéo dài, hay " Long Covid", đang được tiến hành ở Anh.

Đăng ngày: 06/11/2021
Công nghệ bên trong vaccine Covaxin vừa được phê duyệt

Công nghệ bên trong vaccine Covaxin vừa được phê duyệt

Vaccine Covaxin vừa được WHO phê duyệt khẩn cấp sử dụng công nghệ vaccine bất hoạt để ngừa Covid-19. Đây là loại công nghệ có lịch sử lâu đời trong ứng dụng điều chế vaccine.

Đăng ngày: 05/11/2021
Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cần lưu ý điều gì?

Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cần lưu ý điều gì?

Sở Y tế TP HCM vừa đề xuất tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu và người có nguy cơ cao vào 2 tháng cuối năm 2021.

Đăng ngày: 04/11/2021
Một biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca

Một biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca

Biến chủng này mới chỉ được tìm thấy ở 5 mẫu bệnh phẩm trên thế giới. Song, nó vẫn được cảnh báo có thể kháng lại vaccine Covid-19 nhờ đột biến nguy hiểm.

Đăng ngày: 01/11/2021
Hai điểm khác biệt của vaccine Abdala khi được tiêm chủng tại Việt Nam

Hai điểm khác biệt của vaccine Abdala khi được tiêm chủng tại Việt Nam

Độ tuổi khuyến cáo sử dụng và liều tiêm là hai điểm mới trong hướng dẫn của Bộ Y tế về vaccine Covid-19 Abdala.

Đăng ngày: 29/10/2021
Bác sĩ chỉ cách để người trẻ ra ngoài không mang virus SARS-CoV-2 về nhà

Bác sĩ chỉ cách để người trẻ ra ngoài không mang virus SARS-CoV-2 về nhà

Trong đợt dịch thứ 4, rất nhiều người thắc mắc vì sao mình không đi đâu, không tiếp xúc với ai mà vẫn mắc Covid-19.

Đăng ngày: 28/10/2021
Những điều cần biết trước và sau khi trẻ tiêm vaccine Covid-19

Những điều cần biết trước và sau khi trẻ tiêm vaccine Covid-19

Trẻ nên ngồi hoặc nằm trong khi tiêm, có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm bằng cách đắp khăn sạch, mát và ướt lên vị trí này, kèm vận động cánh tay nhẹ nhàng.

Đăng ngày: 27/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News