Thử nghiệm đầu tiên với thuốc điều trị di chứng Covid-19 kéo dài

Thử nghiệm đầu tiên với thuốc nhằm vào tình trạng mệt mỏi và yếu cơ của người gặp di chứng Covid-19 kéo dài, hay "Long Covid", đang được tiến hành ở Anh.

Đây cũng là thử nghiệm đầu tiên ở những bệnh nhân gặp di chứng Covid-19 kéo dài (hay còn gọi là “Long Covid”) không phải nhập viện khi nhiễm bệnh, theo Guardian.

Có thể mở đường cho nhiều thử nghiệm quan trọng khác

Loại thuốc có tên AXA1125 nhắm vào các bộ máy năng lượng tế bào được gọi là ty thể, được cho là có thể gây rối loạn chức năng ở nhóm bệnh nhân “Long Covid” gặp tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng.

Nếu thành công, nó có thể mở đường cho các thử nghiệm tương tự ở những bệnh nhân mắc các dạng mệt mỏi hậu nhiễm virus khác, bao gồm cả viêm cơ tủy xương/hội chứng mệt mỏi mạn tính (ME/CFS).

Thử nghiệm đầu tiên với thuốc điều trị di chứng Covid-19 kéo dài
Long Covid đang trở thành vấn đề ngày càng được quan tâm trên toàn cầu. (Đồ họa: South China Morning Post).

Ty thể giúp điều chỉnh các quá trình tế bào khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng hóa học từ chế độ ăn của con người thành adenosine triphosphate (ATP) - năng lượng mà tế bào phụ thuộc vào để thúc đẩy các phản ứng thiết yếu.

Nguồn ATP cạn kiệt nhanh chóng, thế nên các tế bào phải liên tục tái tạo. Điều đó có thể được thực hiện thông qua quá trình được gọi là đường phân, tạo ra axit lactic như một sản phẩm phụ. Nhưng ATP được sản xuất hiệu quả hơn thông qua quá trình phosphoryl hóa oxy hóa, liên quan đến ty thể.

Nhiều bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 có thể chiếm đoạt ty thể của tế bào, thúc đẩy sự nhân lên của virus nhưng làm gián đoạn quá trình sản xuất ATP.

“Về bản chất, nó là một công tắc nhiên liệu. Virus xâm nhập vào ty thể và tìm cách di chuyển nó theo hướng đường phân để tạo ra nhiều hạt virus hơn, nhưng nó khiến tế bào bị tổn thương”, Bill Hinshaw, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Axcella, công ty phát triển loại thuốc mới, cho biết.

Có thể giúp ích lớn cho người gặp phải "Long Covid"

Ước tính 56% bệnh nhân Covid-19 gặp di chứng kéo dài bị mệt mỏi và nhiều người cũng gặp khó khăn khi tập thể dục.

Tiến sĩ Betty Raman tại Đại học Oxford, người đang nghiên cứu tác động của Covid-19 đối với sức khỏe nội tạng cho biết: “Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng những triệu chứng này có liên quan đến tình trạng viêm nội tạng. Nhưng sau 6 tháng theo dõi, chúng tôi nhận thấy mặc dù tim và phổi đã hồi phục, những bệnh nhân này vẫn không thể tập thể dục".

Điều tra sâu hơn cho thấy các bệnh nhân đó đang tích tụ axit lactic trong cơ với tỷ lệ nhanh hơn so với những người khỏe mạnh - một dấu hiệu tiềm năng của rối loạn chức năng ty thể. “Ở một người bình thường, khỏe mạnh, ty thể sẽ rất tích cực trong việc bổ sung ATP để duy trì năng lượng”, tiến sĩ Raman nói.

Thử nghiệm đầu tiên với thuốc điều trị di chứng Covid-19 kéo dài
"Long Covid" gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của những người mắc Covid-19 ngay cả khi họ đã khỏi bệnh. (Ảnh: New York Times).

AXA1125 được thiết kế để bình thường hóa quá trình trao đổi chất của ty thể trong những bệnh có thể gây mất cân bằng ty thể. Cho đến nay, thuốc này đã được thử nghiệm trên những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do đồ uống có cồn, với một số kết quả hứa hẹn.

Ông Raman đang khởi động một nghiên cứu trên 40 bệnh nhân gặp tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng sau khi khỏi bệnh Covid-19 để xem liệu có thể cải thiện khả năng chịu đựng khi tập thể dục của họ và giảm mệt mỏi, cải thiện sự trao đổi chất của ty thể trong mô cơ của họ hay không.

Một nửa số người tham gia nghiên cứu sẽ được dùng AXA1125 trong 28 ngày, và nửa còn lại dùng giả dược. Kết quả dự kiến có vào giữa năm 2022.

“Tôi không cho rằng chỉ loại thuốc này là giải pháp cho tất cả vì ‘Long Covid’ là một chứng bệnh phức tạp, nhưng nếu có tác dụng thì nó sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho bệnh nhân”, ông Raman nói.

Giáo sư Amitava Banerjee - thuộc University College London, người đang dẫn đầu một thử nghiệm riêng về chẩn đoán và điều trị di chứng Covid-19 kéo dài, cho biết: “Thực sự tốt khi thử nghiệm các loại thuốc khác nhau và các cơ chế khác nhau. Rối loạn chức năng ty thể trong tình trạng mệt mỏi là vấn đề đã được phân tích và nghiên cứu trong một thời gian, nhưng chúng tôi không biết mức độ phổ biến của nó ở nhóm bệnh nhân này hoặc nó tương quan như thế nào với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của họ".

Ông đang chờ phê duyệt để bắt đầu thử nghiệm các loại thuốc "thay thế" như thuốc kháng histamine và aspirin ở những bệnh nhân “Long Covid” không phải nhập viện. Trong khi đó, một thử nghiệm để xác định các phương pháp điều trị giúp tăng cường phục hồi sau khi bệnh nhân Covid-19 xuất viện đã được tiến hành.

Theo tiến sĩ Charles Shepherd, cố vấn y tế tại tổ chức phi lợi nhuận ME Association, nếu AXA1125 giúp giảm mệt mỏi ở các trường hợp “Long Covid” thì cũng có thể có tác động quan trọng đối với những người mắc ME/CFS.

“Chúng tôi hiện có những bằng chứng nghiên cứu đáng kể chỉ ra rằng có rối loạn chức năng ty thể ở bệnh nhân ME/CFS và tác động của nó với chuyển hóa năng lượng cơ dường như là một yếu tố góp phần đáng kể trong hoạt động gây ra mệt mỏi”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ bên trong vaccine Covaxin vừa được phê duyệt

Công nghệ bên trong vaccine Covaxin vừa được phê duyệt

Vaccine Covaxin vừa được WHO phê duyệt khẩn cấp sử dụng công nghệ vaccine bất hoạt để ngừa Covid-19. Đây là loại công nghệ có lịch sử lâu đời trong ứng dụng điều chế vaccine.

Đăng ngày: 05/11/2021
Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cần lưu ý điều gì?

Tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cần lưu ý điều gì?

Sở Y tế TP HCM vừa đề xuất tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu và người có nguy cơ cao vào 2 tháng cuối năm 2021.

Đăng ngày: 04/11/2021
Một biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca

Một biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca

Biến chủng này mới chỉ được tìm thấy ở 5 mẫu bệnh phẩm trên thế giới. Song, nó vẫn được cảnh báo có thể kháng lại vaccine Covid-19 nhờ đột biến nguy hiểm.

Đăng ngày: 01/11/2021
Hai điểm khác biệt của vaccine Abdala khi được tiêm chủng tại Việt Nam

Hai điểm khác biệt của vaccine Abdala khi được tiêm chủng tại Việt Nam

Độ tuổi khuyến cáo sử dụng và liều tiêm là hai điểm mới trong hướng dẫn của Bộ Y tế về vaccine Covid-19 Abdala.

Đăng ngày: 29/10/2021
Bác sĩ chỉ cách để người trẻ ra ngoài không mang virus SARS-CoV-2 về nhà

Bác sĩ chỉ cách để người trẻ ra ngoài không mang virus SARS-CoV-2 về nhà

Trong đợt dịch thứ 4, rất nhiều người thắc mắc vì sao mình không đi đâu, không tiếp xúc với ai mà vẫn mắc Covid-19.

Đăng ngày: 28/10/2021
Những điều cần biết trước và sau khi trẻ tiêm vaccine Covid-19

Những điều cần biết trước và sau khi trẻ tiêm vaccine Covid-19

Trẻ nên ngồi hoặc nằm trong khi tiêm, có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm bằng cách đắp khăn sạch, mát và ướt lên vị trí này, kèm vận động cánh tay nhẹ nhàng.

Đăng ngày: 27/10/2021
Ăn nhà hàng thế nào để phòng lây nhiễm Covid-19?

Ăn nhà hàng thế nào để phòng lây nhiễm Covid-19?

Mỗi người cần thực hiện nghiêm 5K, cảnh giác khi tiếp xúc người lạ khi ăn tại hàng quán.

Đăng ngày: 27/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News