Một biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca

Biến chủng này mới chỉ được tìm thấy ở 5 mẫu bệnh phẩm trên thế giới. Song, nó vẫn được cảnh báo có thể kháng lại vaccine Covid-19 nhờ đột biến nguy hiểm.

Nghiên cứu do nhóm chuyên gia tại Đức công bố trên tạp chí Nature Molecular and Cellular Immunology ngày 25/10. Cái tên khiến nhóm chuyên gia lo lắng là A.30, vốn không được ghi nhận trong nhiều tháng. Mẫu bệnh phẩm nhiễm biến chủng A.30 cuối cùng được báo cáo vào tháng 5-6.

Một biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca
A.30 có một số đột biến protein kháng được vaccine Pfizer và AstraZeneca.

Theo Newsweek, nhóm nghiên cứu lưu ý A.30 có một số đột biến protein kháng được vaccine Pfizer và AstraZeneca. Một trong số đó là E4848K, từng nhiều lần được cảnh báo có khả năng chống lại kháng thể từ vaccine và miễn dịch tự nhiên.

Để so sánh, nhóm chuyên gia đã phân tích biến chủng Beta (B.1.351) và Eta (B.1.525). Đây là hai biến chủng có mức độ kháng trung hòa kháng thể cao nhất. Trong đó, biến chủng Beta đang được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm cần quan tâm.

So với hai biến chủng trên, protein S của A.30 chứa 10 lần thay thế axit amin và 5 lần mất đoạn. Tất cả axit amin bị xóa bỏ đều nằm ở vùng chứa siêu vi khuẩn kháng nguyên mà các kháng thể trung hòa không hướng tới.

Ngoài ra, họ phát hiện biến chủng A.30 có khả năng xâm nhập hầu hết tế bào chủ, bao gồm thận, gan và phổi, nhờ enzyme cathepsin L. Đặc biệt, nó dễ lây lan bên ngoài phổi và có thể kháng lại thuốc Bamlanivimab chữa Covid-19, song, lại dễ bị tiêu diệt bởi hỗn hợp Bamlanivimab và Etesevimab.

A.30 được cho là có nguồn gốc từ Tanzania. Theo mạng lưới theo dõi biến chủng Covid-19 GISAID, chỉ 5 trường hợp nhiễm A.30 trên toàn cầu, gồm 3 F0 tại Angola, hai người còn lại ở Anh và Thụy Điển.

Do đó, một số nhà quan sát cho rằng biến chủng này có thể đã tuyệt chủng. Trái ngược với quan niệm này, các nhà khoa học tại Đức khẳng định biến chủng A.30 cần được theo dõi chặt chẽ và áp dụng nhiều biện pháp đối phó nhanh chóng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hai điểm khác biệt của vaccine Abdala khi được tiêm chủng tại Việt Nam

Hai điểm khác biệt của vaccine Abdala khi được tiêm chủng tại Việt Nam

Độ tuổi khuyến cáo sử dụng và liều tiêm là hai điểm mới trong hướng dẫn của Bộ Y tế về vaccine Covid-19 Abdala.

Đăng ngày: 29/10/2021
Bác sĩ chỉ cách để người trẻ ra ngoài không mang virus SARS-CoV-2 về nhà

Bác sĩ chỉ cách để người trẻ ra ngoài không mang virus SARS-CoV-2 về nhà

Trong đợt dịch thứ 4, rất nhiều người thắc mắc vì sao mình không đi đâu, không tiếp xúc với ai mà vẫn mắc Covid-19.

Đăng ngày: 28/10/2021
Những điều cần biết trước và sau khi trẻ tiêm vaccine Covid-19

Những điều cần biết trước và sau khi trẻ tiêm vaccine Covid-19

Trẻ nên ngồi hoặc nằm trong khi tiêm, có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm bằng cách đắp khăn sạch, mát và ướt lên vị trí này, kèm vận động cánh tay nhẹ nhàng.

Đăng ngày: 27/10/2021
Ăn nhà hàng thế nào để phòng lây nhiễm Covid-19?

Ăn nhà hàng thế nào để phòng lây nhiễm Covid-19?

Mỗi người cần thực hiện nghiêm 5K, cảnh giác khi tiếp xúc người lạ khi ăn tại hàng quán.

Đăng ngày: 27/10/2021
Phát hiện mới về những người có thể kháng nCoV bẩm sinh

Phát hiện mới về những người có thể kháng nCoV bẩm sinh

Nhóm chuyên gia tại Italy cho hay một số gene có thể là yếu tố giúp các trường hợp đặc biệt không bị nhiễm nCoV dù họ tiếp xúc gần F0.

Đăng ngày: 23/10/2021
Nga phát hiện ca mắc biến chủng virus nguy hiểm hơn Delta

Nga phát hiện ca mắc biến chủng virus nguy hiểm hơn Delta

Nhà chức trách Nga cho biết đã phát hiện những ca mắc biến chủng AY.4.2, một dòng phụ của biến chủng Delta nhưng có khả năng lây lan mạnh hơn.

Đăng ngày: 22/10/2021
Các nhà khoa học Đức tạo ra thiết bị đeo tai giúp theo dõi bệnh nhân Covid-19 tại nhà

Các nhà khoa học Đức tạo ra thiết bị đeo tai giúp theo dõi bệnh nhân Covid-19 tại nhà

Hệ thống này sử dụng một cảm biến đeo trong tai bệnh nhân để đo và truyền dữ liệu trong thời gian thực, sau đó gửi cho các bác sĩ để họ có thể đánh giá thời điểm bệnh nhân cần nhập viện.

Đăng ngày: 21/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News