Hai điểm khác biệt của vaccine Abdala khi được tiêm chủng tại Việt Nam

Độ tuổi khuyến cáo sử dụng và liều tiêm là hai điểm mới trong hướng dẫn của Bộ Y tế về vaccine Covid-19 Abdala.

Vaccine Abdala do Cuba sản xuất là loại vaccine Covid-19 thứ 8 được Việt Nam phê duyệt sử dụng bên cạnh AstraZeneca (do AstraZeneca, Anh - Thụy Điển sản xuất), Sputnik V (Viện nghiên cứu Gamaleya, Nga), Janssen (Johnson & Johnson, Mỹ), Spikevax (Moderna, Mỹ), Comirnaty (Pfizer-BioNTech, Mỹ), Vero Cell (Sinopharm, Trung Quốc), Hayat - Vax (Trung Quốc - UAE) và Abdala (Cuba).

Ngày 24/10, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn sử dụng loại vaccine này. So với 7 loại vaccine còn lại, các khuyến cáo, điều kiện sử dụng của Abdala có 2 điểm khác biệt.

Vaccine Covid-19 duy nhất được chỉ định tiêm 3 liều

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, liệu trình của vaccine này gồm 3 liều tiêm, khoảng cách giữa các liều là 14 ngày. Mỗi liều 0,5 ml tiêm bắp. Đây là vaccine Covid-19 duy nhất tại Việt Nam có hướng dẫn tiêm 3 liều thay vì hai liều hay một liều (Janssen) như những loại trước đó.

Abdala là vaccine Covid-19 có thành phần hoạt chất protein tái tổ hợp vùng liên kết thụ thể virus tương tác với thụ thể ACE2 của người. Vaccine này được sản xuất tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA - Cuba và xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) - Cuba.

Abdala được điều chế trên công thức vaccine protein. Nó mang một phần protein đột biến mà virus sử dụng để liên kết với các tế bào của con người, từ đó tạo ra kháng thể trung hòa ngăn chặn quá trình liên kết này. Theo các trang thông tin y khoa PubMed và Precision Vaccinations, Abdala là vaccine tiểu đơn vị, được điều chế chỉ dựa trên một phần kháng nguyên của miền liên kết thụ thể (RBD) của SARS-CoV-2 tăng đột biến protein. Các nhà khoa học đã sử dụng nấm men Pichia pastoris là miền liên kết thụ thể.

Hai điểm khác biệt của vaccine Abdala khi được tiêm chủng tại Việt Nam
Abdala là vaccine Covid-19 duy nhất được phép tiêm 3 liều tại Việt Nam. (Ảnh: Center of Genetic Engineering and Biotechnology of Cuba).

Vào tháng 6, tập đoàn dược phẩm nhà nước Cuba BioCubaFarma cho biết vaccine Covid-19 tự sản xuất Abdala có hiệu quả 92,28% trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Thông tin này đã xếp vaccine Abdala ngang hàng với các loại vaccine hiệu quả nhất hiện nay như BioNTech/Pfizer và Moderna.

Không chỉ vậy, vào giữa tháng 8, Cuba công bố thêm dữ liệu cho thấy “chỉ có 21.000 người” (hay 0,8%) trong số 2,5 triệu người được tiêm vaccine của nước này mắc bệnh cho đến nay. Và trong số 21.000 người nhiễm virus sau khi tiêm vaccine, có 99 người (0,003%) tử vong. Tuy nhiên, số liệu chính xác bao nhiêu trẻ em tham gia thử nghiệm này, hiệu quả trên từng nhóm tuổi chưa được hãng công bố.

Chỉ tiêm cho độ tuổi 19-65

Tại Cuba, Abdala là một trong hai vaccine Covid-19 được tiêm cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Song, Abdala chỉ được tiêm cho người từ 19 tuổi trở lên và chỉ tiêm trong nhóm 19-65 tuổi. Trong khi đó, các loại còn lại được tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên.

Như vậy, người dưới 18 tuổi và trên 65 tuổi tại Việt Nam sẽ được tiêm một trong 7 loại khác đã được phê duyệt. Hiện tại, Bộ Y tế cũng chưa có thông tin về việc tiêm trộn vaccine Abdala với loại khác.

Bên cạnh đó, hướng dẫn của Bộ Y tế cũng chống chỉ định tiêm Abdala cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vaccine (bao gồm cả thiomersal).

Hai điểm khác biệt của vaccine Abdala khi được tiêm chủng tại Việt Nam
Một phụ nữ ở Venezuela được tiêm vaccine Abdala vào ngày 1/7. (Ảnh: Reuters).

Những trường hợp cần thận trọng khi tiêm vaccine này bao gồm:

  • Người mắc bệnh mạn tính, tự miễn dịch hoặc bệnh chuyển hóa nội tiết: Phải cân nhắc trước khi tiêm.
  • Người bệnh tăng huyết áp nên hoãn tiêm chủng cho đến khi kiểm soát được huyết áp.
  • Người đang bị nhiễm trung cấp tính hoãn tiêm chủng vaccine Abdala cho đến khi giải quyết hết được tình trạng nhiễm trùng.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, với phụ nữ có thai, kinh nghiệm sử dụng vaccine này còn hạn chế. Các nghiên cứu trên động vật chứng minh vaccine không ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thai kỳ, sự phát triển của thai, đến bà mẹ trong khi sinh hoặc sau khi sinh. Chỉ định tiêm vaccine Abdala trong thai kỳ nên được xem xét nếu lợi ích lớn hơn các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đối với mẹ và thai nhi.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cho hay vaccine Abdala hiếm ghi nhận các trường hợp phản vệ. Phản ứng sau tiêm thể nhẹ chiếm 97% phản ứng sau tiêm chủng và không phải điều trị bằng thuốc, thường xuất hiện từ 24 đến 48 giờ sau tiêm vaccine. Các tác dụng không mong muốn xảy ra cao hơn sau liều đầu tiên và giảm sau các liều tiếp theo.

Thử nghiệm lâm sàng sử dụng 215.267 liều cho thấy các biến cố bất lợi rất ít gặp, từ 0,1 đến 1% tổng số liều tiêm. Phản ứng chủ yếu tại chỗ. Hầu hết là đau tại chỗ tiêm, đỏ và cứng (0,85%).

Các phản ứng toàn thân là nhức đầu (0,54%), tăng huyết áp (0,27%), buồn ngủ (0,18%) và mệt mỏi (0,14%). Các phản ứng như buồn nôn, nôn, đau khớp và tình trạng khó chịu chung xảy ra ít hơn (0,1%).

Khi sử dụng hơn 3 triệu liều trong cộng đồng, Abdala ghi nhận rất hiếm các trường hợp phản vệ, không có trường hợp tử vong hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng khác liên quan đến tiêm chủng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bác sĩ chỉ cách để người trẻ ra ngoài không mang virus SARS-CoV-2 về nhà

Bác sĩ chỉ cách để người trẻ ra ngoài không mang virus SARS-CoV-2 về nhà

Trong đợt dịch thứ 4, rất nhiều người thắc mắc vì sao mình không đi đâu, không tiếp xúc với ai mà vẫn mắc Covid-19.

Đăng ngày: 28/10/2021
Những điều cần biết trước và sau khi trẻ tiêm vaccine Covid-19

Những điều cần biết trước và sau khi trẻ tiêm vaccine Covid-19

Trẻ nên ngồi hoặc nằm trong khi tiêm, có thể làm giảm đau và khó chịu nơi vị trí tiêm bằng cách đắp khăn sạch, mát và ướt lên vị trí này, kèm vận động cánh tay nhẹ nhàng.

Đăng ngày: 27/10/2021
Ăn nhà hàng thế nào để phòng lây nhiễm Covid-19?

Ăn nhà hàng thế nào để phòng lây nhiễm Covid-19?

Mỗi người cần thực hiện nghiêm 5K, cảnh giác khi tiếp xúc người lạ khi ăn tại hàng quán.

Đăng ngày: 27/10/2021
Phát hiện mới về những người có thể kháng nCoV bẩm sinh

Phát hiện mới về những người có thể kháng nCoV bẩm sinh

Nhóm chuyên gia tại Italy cho hay một số gene có thể là yếu tố giúp các trường hợp đặc biệt không bị nhiễm nCoV dù họ tiếp xúc gần F0.

Đăng ngày: 23/10/2021
Nga phát hiện ca mắc biến chủng virus nguy hiểm hơn Delta

Nga phát hiện ca mắc biến chủng virus nguy hiểm hơn Delta

Nhà chức trách Nga cho biết đã phát hiện những ca mắc biến chủng AY.4.2, một dòng phụ của biến chủng Delta nhưng có khả năng lây lan mạnh hơn.

Đăng ngày: 22/10/2021
Các nhà khoa học Đức tạo ra thiết bị đeo tai giúp theo dõi bệnh nhân Covid-19 tại nhà

Các nhà khoa học Đức tạo ra thiết bị đeo tai giúp theo dõi bệnh nhân Covid-19 tại nhà

Hệ thống này sử dụng một cảm biến đeo trong tai bệnh nhân để đo và truyền dữ liệu trong thời gian thực, sau đó gửi cho các bác sĩ để họ có thể đánh giá thời điểm bệnh nhân cần nhập viện.

Đăng ngày: 21/10/2021
Phát hiện siêu kháng thể vô hiệu hoá tất cả biến thể SARS-CoV-2

Phát hiện siêu kháng thể vô hiệu hoá tất cả biến thể SARS-CoV-2

Các nhà khoa học ở Thuỵ Sĩ đã phát hiện ra một kháng thể đơn dòng có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa tất cả biến thể của virus SARS-CoV-2, bao gồm Delta.

Đăng ngày: 20/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News