Phát hiện mới về những người có thể kháng nCoV bẩm sinh

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Immunology ngày 18/10, do nhà miễn dịch học Evangelos Andreakos, đến từ Học viện Athens, Italy, dẫn đầu.

Theo TS Andeakos, dịch Covid-19 đã xuất hiện gần hai năm, song, chúng ta vẫn biết rất ít về nó. Một trong số dữ liệu ít ỏi nhất là cơ sở di truyền và miễn dịch học của con người về khả năng kháng nCoV bẩm sinh.

Hiện tượng đặc biệt

Hai người nào đó có thể giống nhau tới 99,9% về mặt di truyền. Nhưng 0,1% còn lại mới khiến chúng ta trở nên đặc biệt. Đó cũng là lý do một số người có đề kháng nhạy cảm trước nhiều bệnh hơn.

Theo ông Andeakos, chúng ta không có nhiều thông tin về những người kháng nCoV bẩm sinh, song điều đó không có nghĩa nó không tồn tại. Nhiều gia đình đã ghi nhận hiện tượng này. Đa số thành viên mắc Covid-19, nhưng một số người trong đó "miễn nhiễm", thậm chí, họ đã ăn uống chung, tiếp xúc gần ở không gian hẹp.

Nhóm chuyên gia đã tuyển dụng các tình nguyện viên và phân tích di truyền những cá nhân có khả năng kháng nCoV tự nhiên. Họ tập trung những người tiếp xúc thân nhân là F0 nhưng không bị lây nhiễm. Các tình nguyện viên được xét nghiệm rRT-PCR và máu sau 4 tuần phơi nhiễm. Đặc biệt, các xét nghiệm tìm kiếm tế bào T để xác nhận họ không bị nhiễm bệnh trong quá khứ. Các tác giả đã tuyển chọn được khoảng 400 người.

Phát hiện mới về những người có thể kháng nCoV bẩm sinh
Mối liên hệ giữa di truyền và nguy cơ mắc Covid-19 từ lâu đã trở thành vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm. (Ảnh: PBS).

Tỷ lệ người có khả năng bẩm sinh kháng nCoV vẫn chưa được thống kê. Song, theo các chuyên gia từ Học viện Athens, Italy, một số gene ứng cử viên được cho là liên quan mức đề kháng của con người trước nCoV.

Điển hình như gene ABO, được phát hiện trong phân tích tổng hợp từ 46 nghiên cứu khác. Tổng số mẫu được xem xét là trên 50.000 người và nhận định vị trí gene này ảnh hưởng tới tính nhạy cảm của hệ miễn dịch với lây nhiễm nCoV. Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ của alen O rất nhỏ (alen là dạng cụ thể của một gene, có chức năng di truyền nhất định). Nhóm chuyên gia cho hay người mang nhóm máu hệ ABO có thể nhờ alen O và đánh vào vùng lõi của nCoV, từ đó ngăn nó xâm nhập cơ thể.

Với phát hiện này, nhóm tác giả khẳng định công việc để đi đến một loại thuốc, phương pháp điều trị mới còn khá bộn bề. Nhóm chuyên gia tại Italy kỳ vọng xác định được tác dụng của các gene ứng cử viên trên trước biến chủng hiếm gặp, để đo xem chúng có hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm hay không.

Nhiều lần tìm câu trả lời

Đây không phải lần đầu các chuyên gia đặt câu hỏi về yếu tố di truyền với Covid-19. Đầu tháng 3/2020, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đưa giả thuyết người có nhóm máu A dễ bị nhiễm nCoV. Họ phân tích dữ liệu trên 2.173 F0, đến từ ba bệnh viện ở Vũ Hán, Thâm Quyến (Trung Quốc). Nhóm xem xét sự phân bố các nhóm máu trong dân số bình thường ở mỗi khu vực, sau đó so sánh nó với mẫu bệnh phẩm của các F0.

Từ đây, các tác giả đi đến kết luận người mang nhóm máu A có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn đáng kể so với các nhóm máu còn lại. Trong khi đó, nhóm máu O dường như có nguy cơ thấp hơn đáng kể so với những người mang nhóm máu khác. F0 có nhóm máu O cũng được cho là triệu chứng bệnh nhẹ hơn, ít nghiêm trọng.

Phát hiện mới về những người có thể kháng nCoV bẩm sinh
Nhiều nghiên cứu cho rằng nhóm máu có thể khiến một người nào đó có nguy cơ lây nhiễm nCoV cao hoặc thấp hơn bình thường. (Ảnh: BBC Future).

Theo nghiên cứu, dân số bình thường ở Vũ Hán có phân bố nhóm máu là A: 31%, B: 24%, AB: 9%, O: 34%. Những người nhiễm nCoV có tỷ lệ nhóm máu là A: 38%, B: 26%, AB: 10%, O: 25%. Những khác biệt tương tự cũng được quan sát thấy ở Thâm Quyến.

Với dữ liệu này, tỷ lệ phần trăm dân số bình thường và người nhiễm nCoV có một số khác biệt, song, nó không có nghĩa người mang nhóm máu O sẽ miễn nhiễm với Covid-19. Và không phải tất cả người nhiễm nCoV đều thuộc nhóm máu A.

Nhưng nghiên cứu đã dấy lên một vấn đề khác. Đó là làm thế nào nhóm máu của chúng ta có thể thay đổi cách cơ thể bị ảnh hưởng bởi một số loại virus.

Là một nhà di truyền học tại Trường Y Icahn ở New York, Jason Bobe dành gần một thập kỷ để nghiên cứu người có đặc điểm bất thường về khả năng chống chọi bệnh tật, từ bệnh tim đến Lyme. Vì vậy, khi Covid-19 ập đến, linh tính đầu tiên của ông là tự hỏi có ai mà virus không thể lây nhiễm được không.

Ý tưởng của vị chuyên gia là tìm kiếm toàn bộ gia đình có nhiều thế hệ mắc Covid-19, nhưng, một cá nhân không có triệu chứng. Điều này tương tự công việc mà nhóm chuyên gia Học viện Athens đang làm.

Ông Bobe hy vọng giải trình tự gene của những người "miễn nhiễm nCoV" để xem liệu có đột biến nào chung giúp bảo vệ họ khỏi Covid-19 hay không. Nếu có, việc này sẽ khai mở cho các loại thuốc kháng virus bảo vệ trước cả Covid-19 và những đợt bùng phát virus corona trong tương lai. Manh mối đó là mối liên hệ giữa nhóm máu O và rhesus âm tính với nguy cơ bệnh trở nặng ít hơn. Song, mối liên hệ này chưa thực sự rõ ràng.

Trước Bohe, Mayana Zatz, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gene người, thuộc Đại học São Paulo, Brazil đã xác định được 100 cặp vợ chồng, trong đó, một người mắc Covid-19 còn bạn đời của họ thì không. Bà Mayana chia sẻ với BBC News khi đăng tin tìm kiếm tình nguyện viên, họ nhận được khoảng 1.000 email phản hồi. Điều này cho thấy rõ ràng đây là hiện tượng tương đối phổ biến.

Trong khi đó, nhóm chuyên gia Đại học Edinburgh, nghiên cứu bộ gene của 2.700 F0 được chăm sóc đặc biệt trên khắp nước Anh và so sánh với tình nguyện viên khỏe mạnh. Họ phát hiện những người dễ nhiễm nCoV có 5 gene - liên quan phản ứng interferon và khả năng dễ bị viêm phổi - có mức hoạt động hoặc nhiều hơn, hoặc ít hơn rõ rệt so với dân số nói chung.

Dù vậy, các dữ liệu về mối liên hệ giữa gene và nguy cơ mắc Covid-19, trở nặng, tử vong vẫn còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ. Các nghiên cứu vẫn chưa thể đi đến kết luận cuối cùng chân dung của một người "miễn nhiễm với nCoV" là ai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nga phát hiện ca mắc biến chủng virus nguy hiểm hơn Delta

Nga phát hiện ca mắc biến chủng virus nguy hiểm hơn Delta

Nhà chức trách Nga cho biết đã phát hiện những ca mắc biến chủng AY.4.2, một dòng phụ của biến chủng Delta nhưng có khả năng lây lan mạnh hơn.

Đăng ngày: 22/10/2021
Các nhà khoa học Đức tạo ra thiết bị đeo tai giúp theo dõi bệnh nhân Covid-19 tại nhà

Các nhà khoa học Đức tạo ra thiết bị đeo tai giúp theo dõi bệnh nhân Covid-19 tại nhà

Hệ thống này sử dụng một cảm biến đeo trong tai bệnh nhân để đo và truyền dữ liệu trong thời gian thực, sau đó gửi cho các bác sĩ để họ có thể đánh giá thời điểm bệnh nhân cần nhập viện.

Đăng ngày: 21/10/2021
Phát hiện siêu kháng thể vô hiệu hoá tất cả biến thể SARS-CoV-2

Phát hiện siêu kháng thể vô hiệu hoá tất cả biến thể SARS-CoV-2

Các nhà khoa học ở Thuỵ Sĩ đã phát hiện ra một kháng thể đơn dòng có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa tất cả biến thể của virus SARS-CoV-2, bao gồm Delta.

Đăng ngày: 20/10/2021
Phân biệt triệu chứng Covid-19 ở người đã tiêm vaccine và chưa tiêm vaccine

Phân biệt triệu chứng Covid-19 ở người đã tiêm vaccine và chưa tiêm vaccine

Ở những người đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19, sốt hay ho dai dẳng không còn là triệu chứng phổ biến khi nhiễm SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 14/10/2021

"Siêu vaccine" Nhật Bản đang nghiên cứu: Kỳ vọng "1 mũi tên trúng nhiều virus corona" có khả thi?

Các nhà khoa học Nhật Bản đang phát triển một loại " siêu vaccine" với kỳ vọng có thể giúp phòng ngừa tất cả các chủng virus corona, trong đó có virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Đăng ngày: 13/10/2021
Việc cần làm khi đi máy bay để tránh mắc Covid-19

Việc cần làm khi đi máy bay để tránh mắc Covid-19

Theo nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ, khi đi máy bay, nếu hành khách đeo khẩu trang, nguy cơ mắc Covid-19 gần như bằng 0.

Đăng ngày: 11/10/2021
Chó, mèo có thể lây Covid-19 sang người không?

Chó, mèo có thể lây Covid-19 sang người không?

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo nên tránh tiếp xúc với động vật, bao gồm cả thú nuôi, rửa tay bằng nước và xà phòng sau khi chạm vào vật nuôi.

Đăng ngày: 11/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News