Vì sao hay mọc ngu lung tung mà chúng vẫn có tên là răng khôn?
Ước tính, có khoảng 65% dân số thế giới sẽ mọc răng khôn, trong thời gian đó đau đớn, khó chịu là không thể tránh khỏi.
Răng khôn là gì?
Hàm răng của con người có nhiều loại khác nhau như răng cửa, răng nanh, răng hàm.... và răng khôn là tên gọi để chỉ chiếc răng cối lớn thứ ba của chúng ta. Thông thường, chúng sẽ mọc vào khoảng thời gian con người 17-25 tuổi.
Những chiếc răng khôn thường mọc ngầm, bị lệch lạc vì thiếu chỗ.
Đây là thời điểm khá nhạy cảm khi xương hàm cứng, còn niêm mạc, mô thì phủ dày bên trên dẫn đến việc thiếu không gian để phát triển. Cũng do đó, những chiếc răng khôn thường mọc ngầm, bị lệch lạc vì thiếu chỗ, đôi khi còn đâm cả vào chiếc răng bên cạnh.
Đây chính là lý do khiến chúng ta thường bị đau đớn âm ỉ và khó chịu vô cùng. Tệ hơn, chúng có thể khiến những người "hàng xóm" gặp phiền toái như lung lay, đau buốt và viêm nhiễm.
Vậy tại sao "mọc ngu" như vậy mà lại có tên là "răng khôn"?
Nguồn gốc cái tên này xuất phải từ thế kỷ 19. Khi đó, người ta nhận thấy rằng, những chiếc răng khôn tai quái này thường chỉ xuất hiện vào lúc con người khoảng 17-25 tuổi. Mặt khác, đó cũng chính là giai đoạn chúng ta dần hoàn thiện bản thân, chuyển từ vị thành niên sang trưởng thành.
Do đó, người ta đặt luôn tên gọi của chúng là răng khôn với ngụ ý như đánh dấu sự trưởng thành, chín chắn và khôn lớn hơn của con người.
Những chiếc răng này thường chỉ xuất hiện vào lúc con người khoảng 17-25 tuổi.
Không chỉ trong ngôn ngữ Việt Nam, chiếc răng khôn mới là biệt danh đặc biệt, ở nhiều nền văn hóa khác nó cũng có nét độc đáo.
Ví dụ, cũng với ý nghĩa về sự khôn lớn, răng khôn trong tiếng Hà Lan có nghĩa là trí tuệ. Hay tiếng Ả Rập là Ders-al-a'qel có nghĩa là "chiếc răng của trí tuệ". Tương tự như vậy, trong tiếng Nhật, nó được gọi là Oyashirazu, có nghĩa "không biết đến cha mẹ", ý chỉ những người đã trưởng thành và ra ngoài ở riêng.
Tuy nhiên, ở 1 số địa điểm khác nhau, chiếc răng khôn cũng mang 1 hàm nghĩa khác!
Gần với ý nghĩa bên trên nhất là ở Tây Ban Nha, nó được gọi là "Muela de juicio", đây được coi là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành, độ tuổi có thể tự chịu trách nhiệm về mặt pháp lý. Điều này có nét giống với những người hàng xóm Bồ Đào Nha.
Khác hơn, chúng ta có thể kể đến Indonesia, nó được gọi là "Gigi bungsu", có nghĩa là em út vì dựa trên thực tế, nó mọc muộn hơn nhiều so với những người anh em khác và có tuổi đời nhỏ nhất.
Ở nhiều nền văn hóa khác, răng khôn cũng có nét độc đáo.
Đối với người Thái Lan, răng khôn được đặt tên là "Fan-khut" có nghĩa là thiếu không gian, điều này cũng dễ hiểu đúng không nào?
Đặc biệt nhất có lẽ là ở Hàn Quốc, tên của răng khôn là "Sa-rang-nee", khác hẳn với ý nghĩa đã được đặt ra bên trên, ở đây, người ta ám chỉ đến tuổi trẻ và những nỗi đau của mối tình đầu. Điều đó hoàn toàn hợp lý vì thông thường, có lẽ những tình yêu đầu tiên đích thực thường diễn ra ở độ tuổi 17-25 này!

Những phong tục tình dục kỳ lạ trên thế giới
Nhiều phong tục tình dục kỳ lạ có từ lâu đời vẫn đang diễn ra ở nhiều dân tộc trên thế giới cho dù cánh cửa nối họ với thế giới hiện đại đã mở ra rất nhiều.

Truyện cổ tích không chỉ là tưởng tượng?
Trẻ em trên khắp thế giới đều yêu thích chuyện cổ tích. Những câu chuyện có cốt truyện gắn liền với phép thuật và ma quỷ, các chàng hoàng tử đẹp trai và các nàng công chúa hoặc thiếu nữ xinh đẹp, luôn khơi gợi trí tưởng tượng phong phú và cuốn bọn trẻ vào thế giới thần tiên.

Viễn cảnh thế giới năm 2030
Tị nạn khí hậu ở Nam Cực, đại dịch cướp đi hàng triệu sinh mạng, mỗi quốc gia chỉ còn cố đấu tranh để sinh tồn, thế giới năm 2030 có thể sẽ như thế theo cảnh báo của nhiều chuyên gia.

Những bí kíp làm đẹp cổ xưa đến nay
Phụ nữ xưa dùng ngọc lăn mặt để lưu thông máu, thoa nước hoa hồng, mặt nạ đất sét dưỡng ẩm da... cũng là cách làm đẹp ngày nay.

Khám phá vận tải cơ Việt Nam C-295M
Năm 2013, quân đội Nhân Dân Việt Nam đã ký hợp đồng mua máy bay vận tải C-295 cho nhiệm vụ vận chuyển vũ khí quân sự để thay thế một phần phi đội máy bay An-26 đang được sử dụng.

Đi tìm giới hạn sức chịu đựng của cơ thể con người
Bạn có biết giới hạn của cơ thể mình trước nhiệt độ, áp lực, thức đêm, điện giật hay độ lớn âm thanh v.v...?
