Vì sao không nên đứng khi uống nước?

Chuyên gia khuyến cáo đứng khi uống nước có thể gây khó tiêu, viêm khớp, nguy cơ đối với phổi và vấn đề về thận.

Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, góp phần giúp các cơ quan hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. Tuy nhiên, theo dõi lượng nước nạp vào cơ thể hàng ngày thôi chưa đủ, bạn cần biết cách uống nước ra sao để có sức khỏe tốt hơn.

Nhiều người đã quen với việc uống nước khi đang đứng. Tuy bạn có thể chưa từng nghĩ điều này là đúng hay sai, đây không phải tư thế khoa học và hợp lý để cung cấp nước cho cơ thể. Tiến sĩ Vipul Rustgi, bác sĩ đa khoa của Apollo Spectra ở Delhi, Ấn Độ, đã chỉ ra một số vấn đề sức khỏe do thói quen đứng uống nước gây ra.


Thói quen đứng uống nước không có lợi cho sức khỏe. (Ảnh: Times Of India)

1. Khó tiêu

Đứng trong khi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa của bạn. Nguyên nhân do khi đứng uống, nước sẽ đi vào cơ thể với tốc độ và lực rất lớn qua ống dẫn thức ăn trước khi rơi thẳng xuống dạ dày dưới. Theo tiến sĩ Rustgi, hệ thống thần kinh trở nên căng thẳng khi một người uống nước nhanh trong lúc đang đứng, điều này phá vỡ sự cân bằng của chất lỏng, gây ra sự gia tăng độc tố và chứng khó tiêu.

2. Gây viêm khớp khởi phát

Ngoài gây ra tình trạng khó tiêu, đứng uống còn khiến nước bị tích tụ trong khớp, gây viêm khớp. Tiến sĩ Rustgi cho biết: "Uống nước khi đứng có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng trong khớp và gây ra các vấn đề về viêm khớp cũng như tổn thương khớp".

3. Nguy cơ đối với phổi

Khi bạn đứng uống nước, các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết không đến được gan và đường tiêu hóa. Thay vào đó, nước sẽ di chuyển qua hệ thống rất nhanh, điều đó gây nguy hiểm cho phổi và chức năng tim của bạn, do mức oxy bị xáo trộn.

4. Các vấn đề về thận

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng thận của chúng ta lọc tốt hơn khi ngồi. Khi đứng và uống nước, chất lỏng có xu hướng đi thẳng đến dạ dày của một người dưới áp suất cao mà không qua bất kỳ quá trình lọc nào. Tiến sĩ Rustgi cho biết điều này khiến các tạp chất trong nước lắng đọng ở bàng quang và làm hỏng chức năng của thận. Thậm chí, thói quen này có thể gây rối loạn đường tiết niệu.

Tư thế tốt nhất để uống nước

Tư thế đúng là ngồi xuống ghế và giữ lưng thẳng trong khi uống nước. Bằng cách này, các chất dinh dưỡng sẽ đến não và cải thiện hoạt động của não. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bạn cũng được cải thiện, hiện tượng khó chịu, đầy hơi sẽ ít xuất hiện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News