Vì sao lõi Trái đất đang quay chậm lại?

Phần lõi rắn bên trong của Trái đất được bao phủ bởi lớp vỏ bên ngoài cấu thành bởi chất lỏng. Điều này cho phép lõi rắn quay với tốc độ khác so với tốc độ quay của Trái đất.


Các lớp vỏ Trái đất. (Ảnh: Canva).

Các phép đo đạc và tính toán chỉ ra rằng phần lõi vật chất rắn phía trong của Trái đất đang quay chậm lại trong những thập kỷ gần đây, theo Guardian.

Phát hiện nói trên giúp giải thích cho hiện tượng thay đổi về độ dài ngày - đêm và chênh lệch trong từ trường của Trái đất.


Lõi rắn phía trong của Trái đất được dự báo sẽ quay chậm hơn cả phần lõi lỏng phía ngoài. (Ảnh: New York Times).

Phần lõi rắn bên trong của Trái đất được bao phủ bởi lớp vỏ bên ngoài cấu thành bởi chất lỏng. Trước đây, tốc độ quay của lõi rắn nhanh hơn so với phần lõi lỏng.

Tuy nhiên, trong vài chục năm trở lại đây, phần lõi rắn dần quay chậm lại và có xu hướng sẽ quay chậm hơn lớp vỏ lỏng.

Vòng quay của phần lõi rắn chịu tác dụng bởi từ trường được tạo ra ở lõi ngoài, đồng thời được cân bằng bởi các hiệu ứng hấp dẫn trong lớp phủ của Trái đất.

Bằng cách phân tích những luồng sóng địa chấn của trận động đất truyền qua lõi bên trong, các nhà nghiên cứu có thể tính toán được tốc độ quay của lõi bên trong đã thay đổi như thế nào kể từ thập niên 1960.

Giới khoa học phát hiện rằng sóng địa chấn có xu hướng dao động theo một chu kỳ giống nhau kể từ khoảng năm 2009, cho thấy rằng vòng quay của lõi bên trong đã tạm dừng. Dữ liệu cho thấy hiện tượng tương tự từng xảy ra vào đầu những năm 1970.

Phát hiện mới, được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa các lớp khác nhau của Trái đất.

Đồng thời, nghiên cứu phần nào chỉ ra tác động mà các quá trình sâu bên trong Trái đất có thể gây ra trên bề mặt, bao gồm cả việc tăng dần độ dài của các ngày. Cụ thể, kể từ năm 2020, mỗi năm sẽ kéo dài thêm 1/1000 giây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Người dân Mỹ đang khổ sở chỉ vì quả cà chua, tại sao lại như vậy?

Người dân Mỹ đang khổ sở chỉ vì quả cà chua, tại sao lại như vậy?

Nước Mỹ có khả năng phải đứng trước một cuộc khủng hoảng liên quan đến các sản phẩm làm từ cà chua.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News