Vì sao mặc quần áo len hay bị ngứa?

Len là một trong những chất liệu tốt nhất để mặc khi trời lạnh và ẩm ướt, bất chấp một số sự khó chịu nhỏ gây ra cho người dùng, ví dụ như cảm giác ngứa ngáy.

Áo len dệt kim có thể là một trong những trang phục ấm áp nhất mà bạn nên mặc khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn. Thế nhưng, chất liệu cách nhiệt này lại dễ gây ngứa ngáy khi mặc trực tiếp lên da.

Vì sao mặc quần áo len hay bị ngứa?
Mặc chất liệu len trực tiếp lên da dễ gây ra hiện tượng ngứa. (Ảnh: Getty).

Vậy điều gì ở len đã khiến chúng ta trở nên ngứa ngáy, khó chịu đến vậy?

Theo lý giải của các nhà khoa học, một trong những lý do chính là do độ dày của sợi len được sử dụng để làm ra món đồ đó.

GS. Ingun Kleep đến từ tại Đại học Oslo Metropolitan, Na Uy, cho rằng, sợi len càng dày thì len càng ngứa. Một yếu tố khác là độ mềm của các sợi được sử dụng để tạo ra bộ quần áo.

Về cơ bản, các dạng sợi tổng hợp có khả năng bị mài mòn và kém linh hoạt hơn. Chúng dễ dàng dẫn đến ngứa và kích ứng trên da, trong khi các sợi mỏng hơn, mềm hơn, chẳng hạn như len merino hay lông cừu... lại sở hữu chất liệu giống như lông tơ, không gây ngứa.

Một nguyên nhân gây ngứa ít phổ biến hơn là sự hiện diện của lanolin - một chất sáp được tiết ra bởi tuyến bã nhờn của động vật có lông len.

Theo Healthline, chúng còn được gọi là sáp len hoặc mỡ len. Lanolin rất tốt để hồi phục cho làn da khô, nứt nẻ, nhưng nó cũng có thể gây ra phản ứng trên da ở một số người.

"Một số người có thể không dị ứng với len, nhưng lại dị ứng với lanolin", GS. Ingun Kleep cho biết.

Theo tổ chức Khoa học Na Uy, bất chấp sự khó chịu thường thấy khi mặc, len vẫn là một trong những chất liệu tốt nhất để mặc khi trời lạnh và ẩm ướt. Đó là bởi len có chức năng tự nhiên trong việc thấm mồ hôi và độ ẩm trên bề mặt da của chúng ta.

Sự khác biệt giữa bông và len là khi sợi bông bị ướt, chúng có xu hướng bị ẩm và xẹp xuống. Trong khi đó, len lại thoáng khí hơn và có khả năng thấm tốt hơn. Cùng với đó là khả năng giữ ấm ít bị suy tổn theo thời gian.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai có kinh phí xây dựng hơn 36.000 tỷ đồng nhưng không có cống ngầm?

Vì sao tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai có kinh phí xây dựng hơn 36.000 tỷ đồng nhưng không có cống ngầm?

Hóa ra, đây là lý do khiến tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa không kết nối với hệ thống cống của Dubai.

Đăng ngày: 21/01/2024
Vì sao động vật ăn nhiều đường mà không mắc bệnh tiểu đường?

Vì sao động vật ăn nhiều đường mà không mắc bệnh tiểu đường?

Nghiên cứu về những khả năng đặc biệt của loài dơi có thể mang đến những biện pháp nhằm tăng cường, bảo vệ sức khỏe của con người.

Đăng ngày: 21/01/2024
Vì sao quân lính thời phong kiến không được phép ăn no trên chiến trường?

Vì sao quân lính thời phong kiến không được phép ăn no trên chiến trường?

Ít ai biết rằng, quân đội thời cổ đại có một quy định bất thành văn, đó là binh lính khi chiến đấu không được phép ăn no. Đằng sau quy tắc này có nhiều lý do rất thực tế.

Đăng ngày: 20/01/2024
Tại sao các nước đau đầu tìm cách ngăn chặn dung nham?

Tại sao các nước đau đầu tìm cách ngăn chặn dung nham?

Với nhiệt độ trên 1.000 độ C, rất ít vật thể có thể ngăn chặn dòng chảy của dung nham núi lửa.

Đăng ngày: 20/01/2024
Vì sao Tết âm lịch không thể trùng Tết dương lịch?

Vì sao Tết âm lịch không thể trùng Tết dương lịch?

Vì có cách xác định khác nhau, sẽ không có khả năng Tết âm lịch trùng với Tết dương lịch.

Đăng ngày: 20/01/2024
Vì sao Đấu trường La Mã dù bị khuyết một phần và hỏng hóc vẫn đứng

Vì sao Đấu trường La Mã dù bị khuyết một phần và hỏng hóc vẫn đứng "sừng sững"?

Nếu bạn đã nhìn Đấu trường La Mã qua ảnh, hoặc may mắn hơn là đến tận nơi chiêm ngưỡng, bạn sẽ nhận ra nó có cấu trúc không đồng nhất.

Đăng ngày: 19/01/2024
Con voi có thể sống sót dù bị gãy chân, nhưng tại sao con ngựa bị gãy chân lại phải chết?

Con voi có thể sống sót dù bị gãy chân, nhưng tại sao con ngựa bị gãy chân lại phải chết?

Phương thức sinh tồn của vạn vật trong tự nhiên rất kỳ lạ và đa dạng, còn thế giới động vật thì chứa đầy bí ẩn.

Đăng ngày: 18/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News