Vì sao mật ong chảy thành dòng chứ không phải chảy nhỏ giọt?

Mật ong có thể chảy thành một dòng dài mà không có giọt, hiện tượng này đã làm đau đầu các nhà khoa học trong một thời gian dài.

Sergey Senchenko và Giáo sư Tomas Bohr từ Đại học Kỹ thuật Đan Mạch ở Lyngby nhận thấy những dòng mật ong chảy dài ổn định hơn chúng ta tưởng. Thậm chí không một sự rung lắc nào có thể làm nó ngắt đứt được.

Các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu của họ trên trang web vật lý arXiv, được sở hữu bởi Đại học Cornell ở Ithaca, New York.

Dòng nước chảy dưới vòi thường tách ra từng giọt và nhỏ xuống do ảnh hưởng của trọng lực và sức căng bề mặt. Sự rung lắc được các nhà toán học gọi là rối loạn không gian hay nhiễu loạn, cũng đóng một vai trò thúc đẩy tạo nên sự ngắt đoạn này. 

Vì sao mật ong chảy thành dòng chứ không phải chảy nhỏ giọt?
Trọng lực và sức căng bề mặt không phá vỡ chất lỏng nhớt thành những giọt nhỏ.

Nhưng những chất lỏng nhớt hơn, như mật ong hoặc siro, không theo cách đó. Những chất lỏng ít chảy này tạo thành những sợi dài, mảnh, ổn định không nhỏ giọt và trong hơn một thế kỷ, các nhà khoa học đã cố gắng để hiểu tại sao.

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch tưởng tượng rằng một giọt mật ong được vắt từ vòi, rơi trong một thời gian dài vô tận và kéo dài vô tận.

Sau đó, họ đã sử dụng một mô hình toán học để kiểm tra xem điều gì sẽ làm đứt đoạn dòng chất lỏng này. Các nhà khoa học trước đây đã chỉ ra rằng trọng lực và sức căng bề mặt không phá vỡ chất lỏng nhớt thành những giọt nhỏ.

Nhưng trong mô hình toán học này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một sự rung lắc và quan sát quá trình mà các giọt và rung lắc xuất hiện theo thời gian. 

Họ thấy rằng sự rung lắc không hề ảnh hưởng đến dòng chất lỏng. Điều này là do giọt trôi đủ nhanh để thắng được tốc độ của các rung lắc chậm. 

Bất kể chất lỏng dày bao nhiêu, nó cũng cực kỳ ổn định, nhóm nghiên cứu kết luận.

Yvonne Stokes, một nhà toán học tại Đại học Adelaide ở Australia, thì cho rằng mật ong sẽ tách thành giọt với điều kiện bạn phải lắc thật mạnh.

"Rất nhiều mô hình mà chúng ta đưa ra dự báo rằng các dòng chất lỏng nhớt sẽ đứt ở thời điểm nào đó, phụ thuộc vào độ nhớt và sức căng bề mặt. Tuy nhiên, những chất lỏng cực nhớt thực tế không bị ngắt thành giọt dù mô hình cho thấy chúng có thể", bà nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây là lý do tại sao 9 thứ quen thuộc này phải có những màu sắc đặc biệt của riêng mình

Đây là lý do tại sao 9 thứ quen thuộc này phải có những màu sắc đặc biệt của riêng mình

Lốp xe màu đen, giấy vệ sinh màu rắng, trong khi trụ cứu hỏa thì không phải trụ nào cũng có màu đỏ? Mọi thứ đều chứa lý do riêng của nó.

Đăng ngày: 07/11/2019
Tại sao ký ức lại tràn về khi bạn ghé thăm những nơi trong quá khứ?

Tại sao ký ức lại tràn về khi bạn ghé thăm những nơi trong quá khứ?

Bạn đến thăm ngôi nhà thời thơ ấu của mình, bước vào phòng ngủ cũ của bạn và gặp phải một làn sóng ký ức hoài cổ. Điều gì kích hoạt ký ức này? làm thế nào bạn đột nhiên nhớ những điều bạn có thể không nghĩ đến trong nhiều thập kỷ?

Đăng ngày: 06/11/2019
Chỉ có các tổng thống mới được in hình lên tờ tiền dollar của Mỹ? Không, sai rồi!

Chỉ có các tổng thống mới được in hình lên tờ tiền dollar của Mỹ? Không, sai rồi!

Nhiều người tưởng các tờ tiền dollar Mỹ chỉ in hình tổng thống, nhưng sự thật thì sao?

Đăng ngày: 06/11/2019
Phát minh ra thủy điện, tia X, Tesla lẽ ra phải được công nhận từ lâu

Phát minh ra thủy điện, tia X, Tesla lẽ ra phải được công nhận từ lâu

Tesla có lẽ là nhà phát minh vĩ đại mà bạn ít được nghe nói đến trong thời gian dài.

Đăng ngày: 05/11/2019
Mồ chôn cá voi sủi bọt đỏ như máu

Mồ chôn cá voi sủi bọt đỏ như máu

Hiện tượng bãi biển sủi bọt khí bất thường ở quần đảo Samoa thu hút sự chú ý của nhiều khách tham quan và cư dân địa phương.

Đăng ngày: 05/11/2019
11 sự thật

11 sự thật "gây lú" trên thế giới mà đảm bảo 90% chúng ta chưa bao giờ nghe đến

Thế giới luôn ẩn chứa những sự thật khiến chúng ta phải ngạc nhiên hết lần này đến lần khác.

Đăng ngày: 05/11/2019
Những điều kỳ lạ ở nơi mặt trời không hề lặn suốt 2 tháng

Những điều kỳ lạ ở nơi mặt trời không hề lặn suốt 2 tháng

Do vị trí địa lý đặc biệt nên thành phố này trải qua hiện tượng "mặt trời mọc giữa đêm" trong suốt những tháng hè.

Đăng ngày: 04/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News