Vì sao Mặt trăng ở xa như vậy lại ảnh hưởng đến thủy triều trên Trái đất?

Câu trả lời ngắn gọn là trọng lực của Mặt trăng kéo nước ở các đại dương trên Trái đất về phía nó. Mặc dù Mặt trăng ở rất xa nhưng nó đủ lớn để trọng lực của nó hút được nước trên Trái đất.

Trước khi tìm hiểu kĩ thêm làm sao Mặt trăng ảnh hưởng được đến thủy triều, chúng ta hãy xem thủy triều là gì nhé.

Thủy triều là mực nước dâng lên rồi hạ xuống trên các đại dương (và hồ, và thậm chí là cả trong cốc nước của bạn, nhưng mà rất rất nhỏ nên bạn không nhìn thấy).

Khi mực nước biển dâng đến mức cao nhất, chúng ta gọi đó là triều lên, và khi nó hạ xuống mức thấp nhất, chúng ta gọi là triều xuống.

Mỗi đợt triều lên và xuống được gọi là một chu trình thủy triều. Nếu có một lần triều lên và một lần triều xuống trong một ngày, thì đó được gọi là chu trình nhật triều. Nếu có hai lần triều lên và hai lần triều xuống trong một ngày thì gọi là chu trình bán nhật triều.

Mặt trăng có ảnh hưởng lớn nhất không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến thủy triều. Mặt trời và Trái đất cũng làm ảnh hưởng đến thủy triều. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trước hết về ảnh hưởng của Mặt trăng.

Thủy triều với Mặt trăng

Mặt trăng ảnh hưởng đến thủy triều là do trọng lực của nó. Bạn sẽ thấy mỗi khi bạn nhảy lên thì lại rơi xuống đất. Đó là vì trọng lực của Trái đất kéo bạn xuống.

Vì sao Mặt trăng ở xa như vậy lại ảnh hưởng đến thủy triều trên Trái đất?
Trái đất tự xoay quanh mình làm cho triều lên xuất hiện ở phía ngược lại của Trái đất so với Mặt trăng.

Mặt trăng cũng có trọng lực của nó và trọng lực của Mặt trăng kéo nước trên Trái đất (và kéo cả chúng ta nữa) về phía nó. Nhưng lực hút của Mặt trăng kéo chúng ta yếu hơn lực hút của Trái đất nên chúng ta không chú ý, còn với các đại dương thì dễ nhận biết hơn. Nước bị hút về phía Mặt trăng gây ra triều lên ở phía Trái đất quay về Mặt trăng.

Ảnh hưởng của Trái đất

Nếu Mặt trăng gây ra triều lên trên ở một phía của Trái đất thì cái gì gây ra triều lên ở phía bên kia?

Trái đất tự quay quanh trục của mình, vì thế mà chúng ta có ngày và đêm. Trái đất quay quanh trục có nghĩa là triều lên xảy ra ở phía khuất của Trái đất so với Mặt trăng.

Hai đợt triều lên này gây ra hai lần triều xuống.

Ảnh hưởng của Mặt trời

Giống như Mặt trăng và Trái đất, Mặt trời cũng có trọng lực của nó và ảnh hưởng đến thủy triều. Mặc dù Mặt trời lớn hơn nhiều so với Mặt trăng và có trọng lực lớn hơn nhưng nó lại ở quá xa cho nên lực kéo của nó đối với nước biển trên Trái đất chỉ bằng gần ½ lực kéo của Mặt trăng.

Mặc dù vậy, nó vẫn có tác động. Khi Mặt trời và Mặt trăng thẳng hàng với Trái đất (tức là vào kì trăng tròn và kì trăng non) thì trọng lực của chúng kết hợp với nhau gây ra triều lên rất cao và triều xuống cũng rất sâu.

Khi Mặt trời và Mặt trăng vuông góc với nhau (vào kì trăng khuyết và trăng đang dần tròn) thì mặt trời làm giảm bớt sức hút của Mặt trăng, cho nên triều lên bớt cao và triều xuống cũng bớt thấp hơn.

Như vậy Mặt trăng ảnh hưởng đến thủy triều là do trọng lực, nhưng trọng lực của mặt trời và việc Trái đất tự xoay cũng tác động đến mức độ thủy triều.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Cứ mỗi mùa Trung thu, hẳn không ít người lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ với những trò chơi không thể nào quên...

Đăng ngày: 12/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News