Vì sao mèo nhà có bàn chân màu trắng?
Nếu bạn nhìn thấy một con mèo nhà, tỷ lệ cao là nó sẽ có bàn chân màu trắng. Nhưng chi tiết này lại rất ít gặp trên bàn chân của mèo rừng, loài vật có họ hàng với mèo nhà.
Phần bàn chân màu trắng của mèo thường được ví như những chiếc tất. Vậy tại sao mèo nhà thường có "tất", còn mèo rừng lại không có?
Hóa ra, câu chuyện này bắt nguồn từ 10.000 năm trước, thời điểm con người bắt đầu nuôi mèo. Leslie Lyons, trưởng phòng thí nghiệm di truyền học Feline thuộc Đại học Missouri cho biết việc thuần hóa loài mèo đã dẫn đến việc chúng sở hữu bàn chân màu trắng.
Phần "tất" màu trắng ở bàn chân là một trong những đặc điểm nhận biết giữa mèo nhà và mèo rừng. (Ảnh: AP).
“Khi loài người bắt đầu việc làm nông, họ cần một nơi để chứa thật nhiều ngũ cốc. Tuy nhiên, điều này lại thu hút sự chú ý của những loài gặm nhấm như chuột. Và một hệ quả tất yếu đã diễn ra, con người cần thuần chủng mèo để chúng có thể bắt chuột. Trong quá trình này, loài mèo cũng có thêm nhiều cơ hội để săn mồi hơn”, Lyons cho biết.
Felis Silvestris, loài mèo hoang dã sống tại Châu Phi và Âu–Á, là một trong những loài mèo đầu tiên được thuần chủng. Chúng trưởng thành trong môi trường tự nhiên và bị đe dọa bởi nhiều mối nguy hiểm, vì vậy những cá thể mèo này đã sinh ra với những màu lông đặc biệt nhằm mục đích sinh tồn trong thiên nhiên.
Nhưng không phải mọi cá thể mèo F. Silvestris đều được sinh ra với bộ lông hòa vào với môi trường của chúng. “Đột biến gene đã và đang xảy ra mọi lúc”, ông Lyons giải thích.
Không có nhiều bằng chứng để giải thích tại sao con người lại chọn những giống mèo này để thuần chủng, nhưng Lyons cho biết nhiều khả năng tổ tiên của chúng ta ưa thích những loài mèo có bàn chân trắng bởi trông chúng sẽ nổi bật hơn.
Những tranh minh họa cách đây cả nghìn năm đã cho thấy mèo nhà thường có bàn chân trắng. (Ảnh: Metropolitan Museum of Art).
Những màu lông và dấu hiệu đặc biệt xuất hiện khi phôi mèo đang phát triển. Các tế bào tạo màu lông cho mèo sẽ xuất hiện lần đầu tiên dưới dạng các tế bào mào thần kinh. Sau đó, các tế bào sẽ di chuyển từ từ dọc xuống và xung quanh cơ thể.
Nếu những tế bào đó di chuyển đủ xa, phôi sẽ sinh ra một con mèo có màu trơn, ví dụ như toàn màu đen hoặc toàn màu cam. Ngược lại, nếu chúng không thể kết hợp, phôi sẽ sinh ra một con mèo với bàn chân, ngực, bụng và mặt có màu trắng.
Vì vậy, nếu lần tới bạn nhìn thấy một con mèo có bàn chân màu trắng, thì đó là kết quả của đột biến gene và thuần hóa.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
