Vì sao một sao chổi lại có nhiều đuôi?
Năm 1986 khi sao chổi Halley nổi tiếng quay lại, đuôi của nó đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người. Rất nhiều người đã nhìn thấy nó có cái đuôi trên hai vệt trở lên. Vì sao lại như thế?
Trong phần lớn thời gian chuyển động, sao chổi không có đuôi. Chỉ khi nó bay đến cách Mặt Trời khoảng 2 đơn vị thiên văn (300 triệu km) thì dưới tác dụng của áp lực gió Mặt Trời và ánh nắng, từ đầu sao chổi sẽ phóng ra một lớp bụi và khí kéo dài ra phía sau thành đuôi sao chổi.
Hình dạng đuôi sao chổi rất đa dạng, có thể quy thành 3 loại điển hình: dạng I, dạng II, dạng III.
- Đuôi sao chổi dạng I chủ yếu do các chất khí mang các hạt tích điện cấu tạo thành, nên còn gọi là đuôi sao chổi hoặc các khí thể mang hạt tích điện. Loại đuôi này thẳng và mảnh, màu xanh lam nhạt.
- Đuôi sao chổi dạng II và dạng III đều do bụi tổ chức thành, màu vàng nhạt gọi chung là đuôi bụi sao chổi.
Chúng so với dạng I có bề rộng lớn hơn và cong hơn. Mức độ cong ít gọi là đuôi sao chổi dạng II, mức độ cong nhiều là đuôi sao chổi dạng III. Bởi vì trong đuôi sao chổi vừa có chất khí lại vừa có bụi do đó khi ngôi sao chổi bay gần đến Mặt Trời thì sẽ đồng thời hình thành đuôi sao chổi khí và đuôi sao chổi bụi. Cho nên sao chổi có hai đuôi trở lên không phải là một điều hiếm thấy. Tháng 2 năm 1986 sao chổi Halley trong thời gian trước và sau khi đi vào quỹ đạo gần Mặt Trời, hình dạng đuôi của nó rất nhiều kiểu, rất biến hoá, chính là vì nguyên nhân đó.
Sao chổi thường có hai đuôi trở lên là điều có thể khẳng định.
Có lúc đuôi sao chổi bằng khí và đuôi sao chổi bụi phát triển thành một mảng liên tục giống như cái chổi treo ngược trên bầu trời. Năm 1976 sao chổi Wayter khi đi qua điểm gần Mặt Trời đã thể hiện hiện tượng đặc biệt này.
Cho đến nay sao chổi nhiều đuôi mà con người quan sát được lần lượt xuất hiện vào năm 1744 và năm 1825. Lần trước là một nhà thiên văn Thuỵ Sĩ nhìn thấy, ngôi sao chổi đó có sáu đuôi, lần sau là một người Úc nhìn thấy, sao chổi đó có năm đuôi.
Sao chổi thường có hai đuôi trở lên là điều có thể khẳng định. Các nhà thiên văn còn có thể chụp được ảnh những vết đen của đuôi sao chổi mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
