Vì sao NASA coi Mặt trăng là bàn đạp để nhân loại tiến về sao Hỏa?

Sứ mệnh Artemis-1 của NASA có vai trò khởi động kỷ nguyên tiếp theo của nhân loại trong việc thám hiểm không gian, và đích đến chính là sao Hỏa.

Hành trình thám hiểm không gian có phi hành đoàn của nhân loại sắp bước sang kỷ nguyên tiếp theo, với "phát súng mở đầu" chính là sứ mệnh Artemis của NASA.


NASA coi Mặt trăng là bàn đạp để nhân loại tiến về sao Hỏa.

Mặc dù sứ mệnh này sẽ đưa con người quay trở lại Mặt trăng sau hơn nửa thế kỷ, song theo nhiều chuyên gia, đây chỉ là đòn bẩy cần thiết để nhân loại lần đầu hướng đến mục tiêu cao hơn: Đặt chân lên sao Hỏa.

Điều này cũng được chính NASA thừa nhận. "Artemis-1 sẽ thúc đẩy chúng tôi hướng tới sứ mệnh tương tự trên sao Hỏa cùng với phi hành đoàn", Jim Free, Phó Giám đốc của Nhiệm vụ Phát triển Hệ thống Thăm dò NASA, cho biết trong một tuyên bố.

Vì sao lại là Mặt trăng?

Có nhiều hành tinh trong Hệ Mặt trời, nhưng không đâu "thân thuộc" với Trái đất như Mặt trăng. Ngoài ra, một lợi thế chính của việc sử dụng Mặt trăng làm "bàn đạp" hướng tới sao Hỏa là do nó ở gần với Trái đất.

Thông thường, một sứ mệnh bao gồm phi hành đoàn có thể đến và rời khỏi Mặt trăng chỉ trong 3 ngày. Trong khi đó, sứ mệnh đi thẳng từ Trái đất đến sao Hỏa hoặc ngược lại sẽ mất ít nhất 7 tháng.


Sứ mệnh Artemis-1 sẽ đưa con người quay trở lại Mặt trăng sau hơn nửa thế kỷ.

Lợi thế này cho phép các nhà khoa học tính toán được những biến số trong các chuyến bay thực tế, thay vì chỉ dựa trên những phép mô phỏng trong phòng thí nghiệm trên Trái đất.

Cụ thể trong sứ mệnh này, NASA sẽ chú ý đến tác động của trọng lực giới hạn (hay vi trọng lực) đối với cơ thể con người trong các chuyến bay có phi hành đoàn, để từ đó đánh giá tác động của các chuyến bay đường dài đến sao Hỏa.

Sứ mệnh Artemis-1 cũng sẽ mang theo những vệ tinh dạng nhỏ lên không gian, với nhiệm vụ lập bản đồ về sự phân bổ của nước trên Mặt trăng. Những vệ tinh này sẽ tìm kiếm lượng hydro dự trữ bị "nhốt", chủ yếu có trong các tảng băng ở gần miệng núi lửa tại vùng cực trên Mặt trăng.

Theo NASA, nước được tìm thấy trên Mặt trăng có thể không chỉ được sử dụng để duy trì sự sống cho các phi hành gia. Thay vào đó, họ sẽ thực hiện một số phương pháp để chuyển đổi chúng thành nhiên liệu tên lửa.

Nếu kế hoạch này thành công, Mặt trăng sẽ trở thành một "trạm cung cấp nhiên liệu" cho các chuyến bay xa hơn vào vũ trụ. Nói cách khác, tên lửa được khởi hành từ Trái đất sẽ được giảm đáng kể trọng tải cho các sứ mệnh trong tương lai.

"Cánh cổng" để lên tới sao Hỏa


Sứ mệnh Artemis-1 đóng vai trò là một thử nghiệm cần thiết cho các chuyến du hành vũ trụ kéo dài.

Trong khi Artemis-1 đóng vai trò là một thử nghiệm cần thiết cho các chuyến du hành vũ trụ kéo dài, thì một kế hoạch khác của NASA sẽ còn mang tới nhiều điều hứa hẹn hơn nữa. Đó là trạm vũ trụ Gateway.

Theo dự kiến, Gateway sẽ là trạm vũ trụ đầu tiên được đưa vào hoạt động tại quỹ đạo của Mặt trăng. Nó sẽ đóng vai trò là nơi lưu trú cho các tàu vũ trụ, đồng thời tiếp thêm nhiên liệu cho chúng.

Ngoài ra, trạm cũng có một mô-đun tên là Habitation and Logistics Outpost (HALO) với vai trò là khu vực sinh sống và làm việc của các kỹ sư, nhà khoa học.

Gateway cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển một số vật liệu cần thiết lên Mặt trăng, giúp con người có thể phát triển cơ sở hạ tầng tại đây. Nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng như kế hoạch, đây sẽ là bước đệm để con người định cư trên sao Hỏa.

Cần phải nói thêm rằng đây không phải là những mục tiêu ngắn hạn. NASA ước tính con người chưa thể đặt chân lên sao Hỏa cho đến sớm nhất là cuối những năm 2030, hoặc đầu những năm 2040.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Vào năm 1996, chú cừu Dolly gây xôn xao khắp thế giới sau khi trở thành động vật có vú đầu tiên được nhân bản thành công từ tế bào trưởng thành.

Đăng ngày: 05/05/2025
Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết vì họ tin rằng đó là cách để người chết tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Mỗi khi cầm thực phẩm lên, nếu xem thấy nhãn hàng hết hạn sử dụng, hầu hết chị em thường bỏ đi bởi sợ không an toàn cho sức khỏe.

Đăng ngày: 04/05/2025
Vì sao máu màu đỏ, nhưng tĩnh mạch có màu xanh?

Vì sao máu màu đỏ, nhưng tĩnh mạch có màu xanh?

Nhiều người cho rằng máu giàu oxy có màu đỏ, máu nghèo oxy màu xanh lam, nên tĩnh mạch thường có màu xanh tím. Tuy nhiên quan niệm này liệu có đúng?

Đăng ngày: 02/05/2025
Tại sao các hành tinh lại bị treo lơ lửng trong vũ trụ?

Tại sao các hành tinh lại bị treo lơ lửng trong vũ trụ?

Có lẽ nhiều người khi còn trẻ đã nhìn lên bầu trời và nhìn thấy những ngôi sao sáng lấp lánh, họ nghĩ: Liệu một ngày nào đó họ có rơi xuống không? Điều gì sẽ xảy ra nếu nó rơi và chạm vào Trái đất?

Đăng ngày: 01/05/2025
Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Đăng ngày: 30/04/2025
Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm kiếm các nguồn thức ăn và địa điểm trú ngụ an toàn.

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News