Vì sao người Nhật thực hiện nghi thức tang lễ cho một cây măng tre?

Kyoto nổi tiếng là thành phố văn hóa nhất ở Nhật Bản, nơi mọi người đều cảm thấy việc sống hài hòa và tôn trọng thiên nhiên là điều tất nhiên. Kể từ tháng trước, một búp măng tre đã trở thành nhân vật biểu tượng nổi tiếng của khu phố Gion, Kyoto.

Người dân địa phương gọi nó là Takenokone, một cách chơi chữ với “takenoko”, từ tiếng Nhật có nghĩa là măng và “nón”. Takenokone xuất hiện mà không cảnh báo trước ngay trên vỉa hè của giao lộ bên cạnh đền Yasaka, ngay trước nhà hàng sushi Izuju vào cuối tháng 4. Vì kích thước và hình dáng của nó nên người ta biến nó thành chóp nón giao thông.

Vì sao người Nhật thực hiện nghi thức tang lễ cho một cây măng tre?
Nhật Bản luôn nổi tiếng vì sự giao thoa giữa những thứ dễ thương, kỳ quặc và văn hóa

Thoạt nhìn, mọi người nghĩ cây tre này vô tình mọc trên vỉa hè nhưng sự thật là ông Norio Kitamura, chủ của Izuju đã cố tình đặt nó ở đó trong quá trình nhà hàng được tu bổ. Kitamura đã nhận được cây măng dài khoảng 80 cm từ một người bạn và dựng nó làm chóp nón giao thông, với hy vọng cây tre sẽ làm mọi người cảm thấy vui vẻ hơn.

Nhật Bản luôn nổi tiếng vì sự giao thoa giữa những thứ dễ thương, kỳ quặc và văn hóa. Và trong suốt kỳ nghỉ Tuần lễ vàng, rất nhiều du khách đến Kyoto để chiêm ngưỡng Takenokone. Tuy nhiên, vào giữa tháng 5, du khách bất ngờ khi thấy tại vị trí Takenokone trước đây là một chóp nón giao thông thực sự, chỉ có phần chóp là được bao phủ bởi lớp da ngoài của cây tre.

Vào ngày 13/5, một thông báo bằng văn bản được dán trên chóp nón đó viết rằng: “Vào ngày 11/5, Takenoko-sama (sama: cách gọi rất trang trọng trong tiếng Nhật) đã lên thiên đường. Takenoko-sama đã có những cống hiến tuyệt vời trong suốt thời gian sinh sống và đã được rất nhiều người yêu quý". Thông báo được viết theo phong cách thư tưởng niệm cho người đã khuất ở Nhật Bản, kèm theo một bức ảnh của Takenokone khi còn sống.

Vì sao người Nhật thực hiện nghi thức tang lễ cho một cây măng tre?
Thông báo từ trần của cây măng tre.

Cây tre còn được đề tặng một bài thơ từ trần và một cái tên trang trọng, Mosoin Suzume Homare Asa Hori Takebayashi Koji, với phần Takebayashi có nghĩa là “rừng tre”.

Sau khi thông báo lan truyền trên Twitter, có rất nhiều tài khoản đã chia buồn:

“Hãy an nghỉ”.

“Takenokone, tôi đã thấy ngài làm việc rất chăm chỉ trong một video phóng sự. Giờ hãy yên nghỉ”.

“Thật là một điều tuyệt vời ở Kyoto”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao con người nói được mà vượn thì không?

Tại sao con người nói được mà vượn thì không?

Con người có một trình tự duy nhất của hai axit amin trong gene FOXP2 nằm trên nhiễm sắc thể số 7. Gene FOXP2 này điều chỉnh sự phát triển của các cấu trúc não quan trọng đối với các cử động của giọng nói giúp có thể nói được.

Đăng ngày: 28/05/2022
Vì sao xem video sắp xếp đồ đạc lại gây nghiện?

Vì sao xem video sắp xếp đồ đạc lại gây nghiện?

Thời gian gần đây, các video về sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hay phòng chứa đồ ngày càng trở thành xu hướng nổi bật trên nền tảng TikTok.

Đăng ngày: 27/05/2022
Vì sao không nên cho trẻ sơ sinh uống sữa bò?

Vì sao không nên cho trẻ sơ sinh uống sữa bò?

Chuyên gia tại Bệnh viện Nhi Cincinnati giải thích lý do không nên dùng sữa bò thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Đăng ngày: 26/05/2022
Tại sao con người thấy ngọn núi ở phía xa lại có màu xanh?

Tại sao con người thấy ngọn núi ở phía xa lại có màu xanh?

Tuy ánh sáng tím là ánh sáng có bước sóng ngắn nhất nhưng ánh sáng xanh mới là ánh sáng con người nhìn thấy nhiều nhất khi nhìn ra xa các ngọn núi.

Đăng ngày: 26/05/2022
Tại sao người châu Phi lại ăn loài ếch khổng lồ cực độc này?

Tại sao người châu Phi lại ăn loài ếch khổng lồ cực độc này?

Những con ếch khổng lồ được xem là món ngon ở Namibia nhưng việc ăn chúng sẽ khiến thực khách có nguy cơ bị suy thận và nóng rát ở niệu đạo.

Đăng ngày: 25/05/2022
Tại sao thầy bói không biết bạn mà lại biết gia đình bạn có bao nhiêu người?

Tại sao thầy bói không biết bạn mà lại biết gia đình bạn có bao nhiêu người?

Bói và phong thủy có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người xưa. Chắc hẳn bạn và nhiều người đã từng nghe qua về phong thủy. Nó là sự gắn bó của thế hệ xưa với văn hóa xa xưa.

Đăng ngày: 23/05/2022
Tại sao cùng là sông nhưng Trường Giang dùng chữ

Tại sao cùng là sông nhưng Trường Giang dùng chữ "giang", Hoàng Hà dùng chữ "hà"?

Vì sao tên những con sông ở Trung Quốc, có cái được gọi là Giang, có cái được gọi là Hà? Giữa hai cách gọi này có sự khác biệt gì?

Đăng ngày: 20/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News