Vì sao người sống lâu hơn khỉ?

Con người có tuổi thọ gấp đôi loài linh trưởng như tinh tinh, khỉ... Thịt có thể là lý do tạo ra những khác biệt trong cấu trúc gien giải thích tại sao người sống lâu hơn chúng.

Tinh tinh và vượn hình người về cấu trúc gen gần giống với con người, và những cử chỉ giống người của chúng nhắc đến sự gần gũi giữa ba loài chúng ta. Các nhà khoa học vẫn lúng túng với câu hỏi tại sao chúng không sống lâu như con người? Cuộc cách mạng về chế độ ăn sẽ có thể giải thích thắc mắc này.

Biến đổi gen dường như cho phép con người sống lâu hơn động vật linh trưởng có thể do chế độ ăn có nhiều thịt hơn.

Những biến đổi này có thể còn thúc đẩy não bộ phát triển và giúp chúng ta ít có nguy cơ bị ảnh hưởng từ những bệnh lão hóa như ung thư, bệnh tim hay chứng mất trí.

Tinh tinh và các loài vượn lớn về cấu tạo gen tương tự chúng ta, nhưng hiếm khi chúng sống quá 50 tuổi. Mặc dù tuổi thọ của con người đã gấp đôi trong vòng 200 năm qua, chủ yếu do tỉ lệ tử vong ở trẻ em đã giảm đáng kể nhờ có tiến bộ đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng, môi trường sống và y học - nhưng kể cả không có những tiến bộ đó thì con người với lối sống săn bắn hái lượm có tỷ lệ tử vong cao vẫn có tuổi thọ trung bình khi sinh gấp đôi tinh tinh.

Những khác biệt mấu chốt trong vòng đời này có thể do cấu trúc gen mà con người đã cải biến để thích nghi tốt hơn với chế độ ăn giàu thịt, theo dự đoán của nhà sinh vật học Caleb Finch, Đại học Southern California, Los Angeles (Mỹ).

Những công cụ đồ đá cổ xưa nhất khám phá được của tổ tiên loài người hiện đại, có nguồn gốc từ 2,6 triệu năm trước hình như đã được dùng để chặt xương thú vật, khi tổ tiên của chúng ta tiến hóa, họ đã ăn và tiêu hóa thịt, thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao tốt hơn nhờ tăng kích thước não, hình thể và giảm kích thước ruột.

Rồi ăn thịt có sắc đỏ, đặc biệt là thịt tươi sống có vi trùng kí sinh chưa được nấu chín, gây bệnh viêm sưng kinh niên. Do đó, con người hình như đã tiến hóa những biến thể riêng biệt của gen vận chuyển cholesterol, apolipoprotein E điều hòa sưng tấy kinh niên, cũng như các chứng tuổi già khác ở não và huyết mạch.

Một biến thể khác được tìm thấy ở người hiện đại là ApoE3, xuất hiện từ 250,000 năm trước, chỉ trước giai đoạn cuối cùng trong chu trình tiến hóa của người Homo sapiens ở châu Phi.

ApoE3 làm giảm phần lớn nguy cơ mắc bệnh lão hóa, cụ thể là bệnh tim và Alzheimer, và được coi là có liên hệ với hiện tượng tăng tuổi thọ.

Nhà sinh vật học Caleb Finch nói: “Tôi cho rằng giảm nguy cơ mắc các bệnh lão hóa do họ đã có chế độ ăn chứa thịt có hàm lượng chất béo cao, và một lợi ích khác nữa là thúc đẩy sự phát triển của não.”

Lạ thay, một biến thể cổ xưa khác có chứa apolipoprotein E được tìm thấy ít hơn là ApoE4, liên quan tới nồng độ chrolesterol cao hơn, giảm tuổi thọ, làm thoái hóa huyết mạch và não.

Điều khó hiểu là, nếu ApoE4 có hại như vậy, sao nó còn tồn tại? “Nó có thể có một số tác dụng bảo vệ trong một số trường hợp. Có một số dữ liệu đã cho thấy nếu bạn mang bệnh viêm gan C, thì mạng sống của bạn sẽ ít bị đe dọa hơn với biến thể này.”

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News