Vì sao người tiểu đường lại dễ bị loét bàn chân?

Tiểu đường là căn bệnh phức tạp, có khả năng làm phát sinh hàng loạt biến chứng do lượng đường trong máu cao và không được kiểm soát. Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất là loét bàn chân do tiểu đường.

Loét bàn chân do tiểu đường là các vết loét hoặc vết thương hở xuất hiện ở bàn chân. Nguyên nhân chủ yếu là vì tổn thương dây thần kinh hoặc lưu thông máu kém do bệnh tiểu đường gây ra, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Vì sao người tiểu đường lại dễ bị loét bàn chân?
Không phải bất kỳ ai mắc tiểu đường cũng bị loét bàn chân. (ẢNH: PEXELS).

Bệnh thường bắt đầu khi mô da ở bàn chân bị rách, làm lộ mô ở các lớp dưới da. Tình trạng này thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực trên bàn chân, chẳng hạn như ngón chân cái hay gót chân. Các triệu chứng của loét bàn chân do tiểu đường gồm sưng, xuất hiện bóng nước, chảy dịch, thậm chí chuyển sang màu đen do hoại tử.

Không phải bất kỳ ai mắc tiểu đường cũng bị loét bàn chân. Ngoài tiểu đường, những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành vết loét là mang giày dép không vừa, vệ sinh chân kém, có vấn đề về móng, béo phì và hút thuốc.

Cụ thể, mang dép quá rộng hay quá chật sẽ làm tăng áp lực và ma sát lên da bàn chân, khiến da chân dễ bị rách và hình thành vết loét. Không rửa chân thường xuyên, rửa xong không lau khô đúng cách sẽ khiến da dễ bị tổn thương dẫn đến rách da.

Thêm nữa, việc cắt móng chân không đúng cách sẽ khiến da chân chịu tổn thương. Các tổn thương này dù rất nhỏ nhưng vẫn có thể phát triển thành vết loét.

Cuối cùng, hút thuốc và béo phì đều là những yếu tố ảnh hưởng đến lưu thông máu. Máu sẽ chảy ít hơn đến chân, làm chậm quá trình chữa lành vết rách ở chân và làm tăng nguy cơ loét.

Để ngăn ngừa và điều trị loét bàn chân, điều đầu tiên bệnh nhân tiểu đường cần làm là kiểm soát đường huyết bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ nếu cần thiết. Ngoài ra, họ cần chọn loại giày, dép phù hợp, thậm chí sử dụng miếng lót để giảm ma sát cho bàn chân.

Người bệnh cũng không nên đứng lâu hay đi nhiều. Những áp lực này lên bàn chân có thể dễ gây loét hoặc khiến vết loét khó lành. Với những vết loét đã nhiễm trùng, người bệnh cần đến bệnh viện để loại bỏ mô chết, băng bó và được kê kháng sinh, theo Medical News Today (Anh).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao mùa đông nên để bát muối cạnh cửa sổ?

Vì sao mùa đông nên để bát muối cạnh cửa sổ?

Các nhà khoa học khuyến cáo đặt bát muối trong nhà vào mùa đông để hạn chế ngưng tụ hơi nước, giúp ngăn ngừa ẩm mốc.

Đăng ngày: 05/11/2024
Tại sao Nevada sở hữu những mỏ lithium khổng lồ?

Tại sao Nevada sở hữu những mỏ lithium khổng lồ?

Bang Nevada của Mỹ tập trung mọi điều kiện phù hợp về địa hình, khí hậu và hoạt động địa chất để trở thành cơ sở sản xuất lithium lớn trên thế giới.

Đăng ngày: 05/11/2024
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?

Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?

Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.

Đăng ngày: 04/11/2024
Vì sao giới trẻ dễ bị đau cổ vai gáy?

Vì sao giới trẻ dễ bị đau cổ vai gáy?

Cúi đầu quá lâu trong lúc làm việc với các thiết bị điện tử không chỉ gây đau nhức cổ, vai, gáy và cột sống mà còn dẫn đến đau cơ xương khớp.

Đăng ngày: 04/11/2024
Bí ẩn khoa học đằng sau chất thải của loài rắn: Tại sao nó lại kỳ lạ như vậy?

Bí ẩn khoa học đằng sau chất thải của loài rắn: Tại sao nó lại kỳ lạ như vậy?

Rắn có hệ thống tiêu hóa độc đáo. Chất thải của chúng thường là hỗn hợp của chất rắn và chất lỏng, vì chúng không có bàng quang như các loài khác, mà bài tiết qua một lỗ huyệt.

Đăng ngày: 03/11/2024
Tại sao tàu hỏa đi một mình một đường mà vẫn thường xuyên phải bấm còi?

Tại sao tàu hỏa đi một mình một đường mà vẫn thường xuyên phải bấm còi?

Tiếng còi tàu không chỉ là âm thanh đơn thuần trên đường sắt mà còn là một ngôn ngữ đặc biệt, với mỗi tiếng còi đều mang những thông điệp và ý nghĩa riêng.

Đăng ngày: 01/11/2024
Tại sao cha đẻ của máy phát hiện nói dối hối hận?

Tại sao cha đẻ của máy phát hiện nói dối hối hận?

John A. Larson trình làng máy phát hiện nói dối vào năm 1921, nhưng bản thân ông cũng không tin tưởng vào độ chính xác của nó.

Đăng ngày: 30/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News