Vì sao người xưa không câu cá hay ăn châu chấu trong nạn đói?

Người xưa không câu cá hay ăn châu chấu mỗi khi xảy ra nạn đói hóa ra là vì nguyên nhân rất thực tế.

Trong xã hội phong kiến, ngoài nguy cơ về chiến tranh, những người dân nghèo còn phải đối mặt với một "thảm họa" đáng sợ, đó là nạn đói. Theo đó, nạn đói thời xưa thường xảy ra do ba nguyên nhân, bao gồm hạn hán, lũ lụt và côn trùng phá hoại mùa màng.

Hạn hán có thể khiến đồng ruộng khô cằn, mùa màng thiệt hại, nhiều người rơi vào cảnh nghèo đói, không có lương thực để sống qua ngày. Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là dù đói nhưng người xưa không câu cá hay ăn châu chấu.

Vì sao người xưa không câu cá hay ăn châu chấu trong nạn đói?
Người xưa thà ăn vỏ cây còn hơn đi câu cá và ăn châu chấu trong nạn đói.

Hóa ra người xưa không câu cá bởi khi xảy ra nạn đói thường đi kèm với hiện tượng hạn hán. Nạn đói có thể kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm. Chính vì hạn hán kéo dài khiến mực nước ao, hồ, sông, suối bị sụt giảm, cá cũng trở nên khan hiếm. Hơn nữa, người dân cũng không thể bắt được nhiều cá để nuôi sống cả một gia đình. Số cá bị nhiều người đánh bắt cũng trở nên cạn kiệt.

Mặt khác, nạn đói thường xảy ra rất bất ngờ. Trong hoàn cảnh này, người dân thường rơi vào trạng thái hoảng loạn, hoang mang, ít có cơ hội để tích trữ lương thực. Ngay cả khi có người cố gắng đánh bắt cá thì họ cũng thiếu phương tiện, dụng cụ, đồng thời cũng khó có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nhiều người.

Bên cạnh đó, nạn đói xảy ra không chỉ gây ra tình trạng thiếu lương thực mà còn thiếu nước. Trong thời gian xảy ra hạn hán, việc đánh bắt cá ở các sông hồ rất khó khăn. Dù người đánh bắt được cá thì cũng cần phải sử dụng để nguồn nước sinh hoạt vô cùng hạn chế để nấu thức ăn. Điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước.

Lý do người xưa không ăn châu chấu trong nạn đói

Vì sao người xưa không câu cá hay ăn châu chấu trong nạn đói?
Người dân thời xưa gặp rất nhiều khó khăn khi nạn đói xảy ra.

Châu chấu không phải là một lựa chọn lý tưởng để giải tỏa cơn đói. Châu chấu có tên khoa học là Caelifera. Đây là loài côn trùng cực kỳ nguy hại cho cây trồng. Nạn châu chấu thường xuyên xảy ra, dẫn tới tình trạng mất mùa và nạn đói vào thời xưa.

Vậy, câu hỏi đặt ra rằng vì sao người xưa không ăn châu chấu trong thời kỳ xảy ra nạn đói?

Thứ nhất, châu chấu có vỏ cứng nên để chế biến thành thức ăn cần phải được xào hoặc rang với gia vị. Tuy nhiên, thời xa xưa chỉ có giới quý tộc mới có đủ tiền mua dầu và các loại gia vị. Bởi các loại gia vị thời xưa thường rất hạn chế.

Thứ hai, châu chấu chỉ có thể cung cấp nguồn thức ăn tạm thời chứ không thể sử dụng lâu dài. Mặt khác, châu chấu không dễ bắt. Người dân trong nạn đói thường không đủ ăn, sức khỏe giảm sút nhiều, trong khi đó việc bắt châu chấu cần rất nhiều thể lực. Số lượng châu chấu bắt được mỗi ngày cũng có hạn, không thể khắc phục được cơn đói.

Vì sao người xưa không câu cá hay ăn châu chấu trong nạn đói?
Châu chấu là loài côn trùng gây hại cho sản xuất nông nghiệp.

Thứ ba, châu chấu có thể mang theo vi trùng và chất độc có hại cho con người. Vào thời xưa, bệnh tật thường lây lan do điều kiện vệ sinh kém và châu chấu có thể là sinh vật mang theo hoặc phát tán mầm bệnh. Cuốn Minh sử có ghi lại về dịch bệnh côn trùng xảy ra vào triều đại nhà Minh. Trong đó, có những ghi chép về mối quan hệ giữa dịch bệnh và việc ăn côn trùng.

Trên thực tế, một số loài châu chấu sẽ ăn phải một số loại cây có độc, khiến chất độc bị tích tụ ở trong cơ thế chúng. Nếu người dân ăn phải những con châu chấu có hàm lượng độc tố cao thì sẽ có nguy cơ bị ngộ độc, hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Vì sao người xưa không câu cá hay ăn châu chấu trong nạn đói?
Người xưa nhất quyết không ăn châu chấu khi xảy ra nạn đói.

Với những phân tích trên, cả câu cá và ăn châu chấu đều không phải là giải pháp hiệu quả và an toàn trong thời gian xảy ra nạn đói thời xa xưa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao thời xưa có nhiều phi tần bị vô sinh? Đến khi khám nghiệm tử thi mới biết được sự thật quá đau buồn!

Tại sao thời xưa có nhiều phi tần bị vô sinh? Đến khi khám nghiệm tử thi mới biết được sự thật quá đau buồn!

Dù có hậu cung hàng ngàn giai nhân, số con cái của hoàng đế thời xưa không phải quá nhiều.

Đăng ngày: 01/10/2023
Tại sao ngồi nhiều được ví giống như hút thuốc lá mỗi ngày?

Tại sao ngồi nhiều được ví giống như hút thuốc lá mỗi ngày?

Ngồi quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, chẳng hạn như ung thư, bệnh tim, tiểu đường,...

Đăng ngày: 30/09/2023
Tại sao chúng ta làm việc 8 tiếng mỗi ngày?

Tại sao chúng ta làm việc 8 tiếng mỗi ngày?

Văn hóa làm việc 8 tiếng mỗi ngày đã hình thành từ rất lâu ở mỗi quốc gia. Vậy văn hóa này xuất phát từ đâu?

Đăng ngày: 30/09/2023
Vì sao áp thấp nhiệt đới gần đây gây mưa to ngập lụt nhiều hơn, nhất là ở thành phố lớn?

Vì sao áp thấp nhiệt đới gần đây gây mưa to ngập lụt nhiều hơn, nhất là ở thành phố lớn?

Chưa phải là bão nhưng nhiều áp thấp nhiệt đới gần đây đã gây mưa nhiều và kéo dài hơn. Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 30/09/2023
Vì sao phi hành gia Trung Quốc không được phép đặt chân lên Trạm Vũ trụ ISS?

Vì sao phi hành gia Trung Quốc không được phép đặt chân lên Trạm Vũ trụ ISS?

Trung Quốc là một trong ít quốc gia có ngành khoa học vũ trụ phát triển và có khả năng đưa người lên không gian. Tuy nhiên, các phi hành gia người Trung Quốc lại không được phép đặt chân lên ISS.

Đăng ngày: 29/09/2023
Tại sao loài mèo manul lại khó sống sót trong điều kiện nuôi nhốt?

Tại sao loài mèo manul lại khó sống sót trong điều kiện nuôi nhốt?

Mèo manul hay mèo pallas có tên khoa học là Otocolobus manul, và được mệnh danh là một trong những loài mèo hung dữ nhất thế giới, chúng sống ở độ cao hơn 5.000m so với mực nước biển.

Đăng ngày: 28/09/2023
Vì sao thuốc lá điện tử có hại hơn thuốc lá?

Vì sao thuốc lá điện tử có hại hơn thuốc lá?

Việc sử dụng thuốc lá điện tử đang ngày càng đáng lo ngại tại Australia khi không chỉ người lớn mà số lượng trẻ em sử dụng thuốc lá điện tử cũng đang gia tăng.

Đăng ngày: 28/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News