Vì sao người xưa không dùng gối bông êm ái mà thích gối đầu vào... sứ?

Trong mắt người hiện đại, những chiếc gối càng êm ái lại càng được ưa chuộng. Tuy nhiên trước kia, những chiếc gối sứ vô cùng cứng lại được sử dụng rất phổ biến, phải chăng nó có công dụng đặc biệt nào đó?

Thời cổ đại ở Trung Quốc, do lông ngỗng, len rất đắt, người bình thường không thể mua nổi nên gối sứ là lựa chọn phổ biến của người dân. Hơn nữa, quy trình sản xuất gối mềm cũng phức tạp, nên những vật liệu này không phải lựa chọn hàng đầu của họ.


Hình dáng phổ biến nhất của những chiếc gối sứ. (Nguồn: Baike.baidu).

Ban đầu gối được làm bằng đá tự nhiên có hình dáng khá thô sơ. Sau này, gối sứ cũng dần phát triển theo hướng có hình dáng tinh tế với hoa văn và hình dáng đẹp mắt. Dần dần, những kiểu dáng gối sứ khác nhau cũng tượng trưng cho thân phận và địa vị của chủ nhân.

Thời xa xưa, thời tiết ở miền Bắc Trung Quốc tương đối khô ráo, nhưng vào mùa hè sẽ rất nóng. Gối sứ sẽ giúp thoát nhiệt, giúp cho con người mát hơn, mang đến một giấc ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, do thời cổ đại cả nam và nữ đều có mái tóc dài, việc búi tóc khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Sử dụng gối sứ sẽ giúp cho tóc của họ gọn gàng hơn khi thức dậy, không tốn quá nhiều thời gian để búi lại.

Theo những ghi chép còn sót lại, gối sứ xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Tùy. Khi này nó được sử dụng trong tang lễ, đến thời nhà Đường bắt đầu trở nên phổ biến hơn.


Hình dạng của gối sứ vô cùng đa dạng. (Nguồn: Sohu).

Vào thời nhà Tống, gối sứ đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt và chúng đã trở thành chiếc gối yêu thích của mọi người. Nó thậm chí còn được sử dụng như một công cụ để bắt mạch.

Gối sứ nung trong lò nung Từ Châu thời Tống là tiêu biểu nhất. Những chiếc gối hình học và gối hình thú cũng đã xuất hiện, có thể thấy tay nghề thủ công của những người thợ thời này vô cùng cao.

Thời nhà Minh, nhà Thanh gối sứ không chỉ là vật dụng sinh hoạt hàng ngày mà còn là đồ thủ công mỹ nghệ. Sau đó với sự xuất hiện của các chất liệu khác tốt hơn nên gối sứ đã dần dần biến mất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Đăng ngày: 15/03/2025
Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?

Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Đăng ngày: 13/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News