Vì sao nhiều người lại ghiền clip nặn mụn đến vậy dù vừa xem vừa nổi da gà?
Những clip quay lại cảnh nặn mụn vẫn luôn được không ít người yêu thích, xem mãi không biết chán dù chúng đa số đều trông khá ghê rợn. Mụn vốn là kẻ thù chung của nhân loại bất kể già trẻ, trai gái, lớn bé. Thế nhưng tại sao khung cảnh nặn mụn rùng mình, không đẹp đẽ gì lại gây "nghiện" đến thế?
Kích thích sự tò mò, phấn khích
Theo giáo sư tâm lý học Jeffrey Goldstein đến từ Đại học Utrecht (Hà Lan), bản năng của con người ai cũng có sự tò mò trong mình. Thế nên chúng ta luôn bị thu hút bởi những cảnh tượng có khả năng gây ra cảm xúc mạnh mẽ như sợ hãi, ám ảnh, kinh hoàng,... Và tất nhiên cảnh nặn mụn cũng nằm trong số đó.
Video nặn mụn ghê rợn nhưng kích thích sự tò mò.
Khi sợ hãi, cơ thể sẽ tự tiết ra những phản ứng như tim đập nhanh, hơi thở gấp, cơ bắp căng cứng, đầu óc tập trung cao độ,... không hề dễ chịu. Nhưng não bộ của con người xử lý rất nhanh. Não nhận thức được nhanh chóng rằng việc xem những video nặn mụn vốn sẽ không đem đến nguy hiểm nào thực tế thì lập tức chuyển đổi cảm giác, vì đơn giản mụn ở đây đều nằm trên mặt... người khác.
Các chuỗi cảm xúc sẽ đi từ tò mò thành an tâm, chuyển sang hưng phấn, sau cùng là chuyển sang cảm giác hả hê khi thấy nhân mụn đã được đẩy sạch ra ngoài. Cuối cùng, khi sự tò mò được hóa giải, cơ thể sẽ tự nhiên rơi vào trạng thái thư giãn và thoải mái.
Các nhà khoa học cho biết vào lúc này, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone đặc biệt là oxytocin. Đây là loại hormone có khả năng mang lại cảm giác thoải mái, hả hê. Giáo sư Jeffrey Goldstein miêu tả nó cũng tương tự như cảm giác "tiêu diệt" được kẻ thù của mình. Nhiều người mê xem video nặn mụn cũng cảm nhận được sự thoải mái như khi xem các video ASMR, vốn lấy tên từ một loại phản ứng cơ thể tên ASMR (Phản ứng cực khoái độc lập).
Xem video nặn mụn nhìn chung cũng như khi xem phim kinh dị.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Guardian, cảm giác vừa ghê vừa thích thú tò mò này của con người cũng tương tự khi xem một bộ phim kinh dị. Ban đầu người xem sẽ sợ hãi theo những tình tiết phim đưa ra, nhưng đồng thời cũng tò mò không biết kết phim sẽ thế nào. Điều này sẽ thu hút người xem xem bộ phim đến cuối.

Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?
Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?
Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?
Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?
Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?
Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.
