Vì sao nhiều người thường nghiêng trái khi selfie?

Hãy lướt qua những bức ảnh selfie của mọi người, bạn sẽ nhận ra đa số họ nghiêng trái. Khoa học gọi đây là xu hướng pseudoneglect.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học London, Đại học Parma và Đại học Liverpool thực hiện một nghiên cứu xã hội, phân tích khoảng 3.556 bức ảnh tự chụp trên mạng xã hội. Họ quan sát thấy rằng khi chụp ảnh tự sướng (selfie), mọi người có xu hướng tập trung vào mắt, đặc biệt nghiêng bên trái.

Vì sao nhiều người thường nghiêng trái khi selfie?
Một số người nổi tiếng như Drake, Kim Kardashian và Miley Cyrus cũng có xu hướng nghiêng trái khi chụp ảnh - (Ảnh: whatsnew2day.com).

Điều này phản ánh một hiện tượng tâm lý xã hội gọi là pseudoneglect, nghĩa là sự chú ý về không gian có xu hướng vô thức bị dịch chuyển sang trái.

Nghiên cứu cũng cho thấy một sự liên kết giữa hành vi và tâm trạng. Mắt chúng ta cung cấp thông tin về những gì chúng ta đang chú ý và bên trái là cách tốt nhất để thông báo cho mọi người về tâm trạng ấy. 

Không chỉ khi chụp ảnh, khi chia mái lệch, chúng ta cũng có xu hướng rẽ chỉ tóc ở bên trái đầu. Hiện tượng này tương tự như khi các họa sĩ áp dụng nguyên tắc tập trung vào mắt trong các bức chân dung.

Nghiên cứu này sử dụng cơ sở dữ liệu ảnh tự chụp của các bức ảnh công khai được tải lên Instagram từ tại Thái Lan, Đức, Anh, Nga, Mỹ, Brazil. Các bức ảnh nghiên cứu được chọn lọc tự nhiên.

Trong tổng số 3.556 ảnh tự chụp, 1.931 (54%) ảnh có mắt trái ở trung tâm; 1.625 (46%) có mắt phải ở trung tâm. Mặc dù sự khác biệt là nhỏ nhưng các nhà nghiên cứu cho biết điều này rất đáng chú ý.

Giáo sư Quang học và Khoa học Thị giác - Christopher Tyler, Đại học London nói rằng kết quả chính của nghiên cứu này là khẳng định tính lặp lại của xu hướng pseudoneglect - trước đây thường gặp trong cách họa sĩ vẽ chân dung và giờ đây nó lặp lại ở các bức ảnh tự chụp.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Tâm lý học năm 2014, xu hướng chú ý nhiều hơn vào phía bên trái của không gian được thể hiện rõ nhất khi chúng ta thực hiện nhiệm vụ rất đơn giản là chia đôi một đường ngang. Phần lớn chúng ta không chia đôi được điểm chính giữa hay lệch bên phải mà thường bị lệch về bên trái.

Hiện tượng pseudoneglect tương tự như hiện tượng của các bệnh nhân bị suy giảm bán cầu não phải thường ít chú ý bên trái của không gian. Họ thường va vào các vật thể nằm bên trái đường đi hơn là bên phải.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?

Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?

Hằng năm, cứ đến rằm tháng 8 là các em nhỏ nô nức, phấn khởi chuẩn bị cho ngày trọng đại được đi phá cỗ, ngắm trăng cùng các bạn.

Đăng ngày: 13/09/2019
Tại Mỹ, có một cột đá cao 120 mét

Tại Mỹ, có một cột đá cao 120 mét "đung đưa" khi gặp động đất và gió lớn

“Bởi không thứ gì hoàn toàn tĩnh, và luôn có năng lượng truyền đi trong đất, ta sẽ có một nguồn khiến cấu trúc đá này rung liên tục”.

Đăng ngày: 13/09/2019
Bản dựng

Bản dựng "sư tử máy" của Leonardo da Vinci

Viện Văn hóa Italy hôm qua bắt đầu trưng bày bảy dựng sư tử máy dựa trên bản thảo cách đây 500 năm của danh họa Leonardo da Vinci.

Đăng ngày: 13/09/2019
“Công nghệ” dạy toán mới trên thế giới: Khám phá quy tắc đại số trước khi đếm 1, 2, 3, 4... (Phần 3)

“Công nghệ” dạy toán mới trên thế giới: Khám phá quy tắc đại số trước khi đếm 1, 2, 3, 4... (Phần 3)

Phương pháp dạy toán mới cụ thể là như thế nào và kết quả thử nghiệm phương pháp mới này tại Mỹ ra sao? Mời bạn đọc đến với phần 3.

Đăng ngày: 13/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News