Vì sao nói tài nguyên thiên nhiên là có hạn?

Tài nguyên thiên nhiên là chỉ các thành phần cấu tạo nên thiên nhiên bị con người dùng những hình thức nhất định để khai thác và ứng dụng cho cuộc sống, là những nguyên liệu cần thiết cho xã hội. Tài nguyên thiên nhiên thường gặp có: đất đai, nước, không khí, rừng, đồng cỏ, đầm lầy, biển, động thực vật hoang dã, vi sinh vật, hầm mỏ v.v...

Trong các tài nguyên thiên nhiên, ngoài một số ít loài là nguyên sinh ra, tuyệt đại đa số là tài nguyên thứ sinh. Những tài nguyên nguyên sinh có ánh nắng Mặt Trời, không khí, gió, thác nước, khí hậu v.v... Chúng là nguồn vô hạn. Những tài nguyên thứ sinh có: đất đai, khoáng sản, rừng v.v... Chúng đều là tài nguyên hữu hạn.

Vì sao nói tài nguyên thiên nhiên là có hạn?
Khoáng sản, rừng... đều là những tài nguyên hữu hạn.

Tài nguyên thiên nhiên thứ sinh được hình thành trong những giai đoạn đặc biệt của quá trình biến hóa tự nhiên của Trái Đất, vì vậy chất lượng và số lượng của chúng bị hạn chế. Một khi một loài sinh vật nào đó bị tiêu diệt thì sẽ khó mà tái sinh lại được. Không gian phân bố của chúng cũng không đồng đều. Do đó nói chúng là hữu hạn.

Ví dụ những tài nguyên thiên không thể tái sinh như đất đai, than bùn, than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên v.v... Trong giai đoạn hiện nay đó là những tài nguyên không dễ gì tái sinh được. Nhưng nhân loại trước đây do trình độ sản xuất thấp nên chưa nhận thức được vấn đề này, vì vậy người ta cho rằng: những tài nguyên này khai thác mãi không cạn, dùng không hết.

Gần 300 năm nay cùng với sự phát triển vũ bão của sức sản xuất, những tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác và lạm dụng, lãng phí tùy ý, không bị hạn chế, nên đã xuất hiện nguy cơ về thiếu tài nguyên.

Theo số liệu điều tra thì những loại tài nguyên chủ yếu trữ lượng không nhiều, trong vòng mấy trăm năm nữa sẽ bị khai thác hết. Ví dụ tuổi thọ của mỏ sắt không đầy 200 năm, trữ lượng về than đá chỉ khoảng 200 năm, trữ lượng dầu mỏ không đầy 30 năm. Những tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh được như đất đai, động vật, thực vật, vi sinh vật, rừng, thảo nguyên, sinh vật thủy sinh, v.v... do loài người chặt phá và săn bắt không hạn chế nên nhiều chủng loài bị tiêu diệt, khiến cho chúng không thể tái sinh được nữa.

Bi thảm hơn là những tài nguyên vốn được xem là vô hạn như không khí và nước, do con người gây ô nhiễm nên ngày nay cũng đã xuất hiện nguy cơ bị thiếu. Cho nên từ góc độ vĩ mô mà xét, các loại tài nguyên thiên nhiên hầu như đều rơi vào tình trạng bi quan “bị khai thác cạn, dùng kiệt”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo hình móng ngựa do vụ phun trào 4.000 năm trước

Hòn đảo hình móng ngựa do vụ phun trào 4.000 năm trước

Vụ phun trào dữ dội khiến đỉnh núi lửa Deception sụp xuống thành hõm chảo ngập nước, thậm chí tàu thuyền có thể chạy thẳng vào trong.

Đăng ngày: 21/01/2020
Úc hứng mưa đá to bằng quả gôn, cháy rừng giảm nhiệt đôi chút

Úc hứng mưa đá to bằng quả gôn, cháy rừng giảm nhiệt đôi chút

Đúng như dự báo, những trận mưa đá lớn đã ập xuống thành phố Melbourne, bang Victoria, Úc. Ngày 19-1, trên mạng xã hội, người dân xứ chuột túi đã chia sẻ những tấm ảnh chụp những cục đá to bằng quả bóng đánh gôn trút xuống sân nhà họ.

Đăng ngày: 20/01/2020
Nhiệt độ tăng, đàn ông... chết nhiều hơn phụ nữ?

Nhiệt độ tăng, đàn ông... chết nhiều hơn phụ nữ?

Nhiệt độ nóng hơn khiến đàn ông đi bơi, lái xe và uống rượu bia nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn do đuối nước và tai nạn giao thông, theo nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 17/01/2020
Bầu trời đột nhiên tím ngắt ở Arizona

Bầu trời đột nhiên tím ngắt ở Arizona

Ánh đèn từ một trang trại trồng cần sa ở Arizona, Mỹ đã lan rộng khắp bầu trời khiến nhiều người dân lo ngại về ô nhiễm ánh sáng nhưng cũng có nhiều người thích thú với nó.

Đăng ngày: 17/01/2020
Hào quang băng sáng rực quanh Mặt Trời

Hào quang băng sáng rực quanh Mặt Trời

Khoảnh khắc tinh thể băng lơ lửng trong không trung tạo ra hiệu ứng hào quang quanh Mặt Trời lọt vào ống kính nhiếp ảnh gia trên dãy Alps.

Đăng ngày: 15/01/2020
NASA: Khói từ cháy rừng ở Australia bay xa nửa vòng Trái Đất

NASA: Khói từ cháy rừng ở Australia bay xa nửa vòng Trái Đất

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết khói từ những đám cháy lớn ở Australia sẽ sớm lan ra toàn cầu.

Đăng ngày: 15/01/2020
Vì sao không khí Hà Nội ô nhiễm bất thường sáng nay?

Vì sao không khí Hà Nội ô nhiễm bất thường sáng nay?

Sáng 14/1, Hà Nội ghi nhận đợt không khí ô nhiễm nhất trong nhiều tuần. Chỉ số AQI ở mức tím (AQI trên 200, mức rất xấu).

Đăng ngày: 14/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News