Vì sao nòng súng có rãnh xoắn?

Nòng súng của tất các cả loại súng, từ súng trường, súng máy, súng lục… cho tới pháo, lựu đạn, pháo xe tăng… đều có hoa văn xoắn ốc cực đều bên trong. Chi tiết này chỉ để cho đẹp hay còn có tác dụng gì khác, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Nếu ai từng chơi đánh quay hay đánh cù thì đều biết rằng, khi nào con quay vẫn còn quay đủ nhanh thì nó sẽ còn đứng vững trên mặt đất. Và viên đạn cũng vậy, khi nào vẫn còn quay thì nó còn bay thẳng.

Ngày xưa, do chưa có đủ công nghệ để kiểm soát được sự xoay tròn của viên đạn nên chúng chỉ là những quả cầu sắt mà thôi. Nhưng điều đó khiến cho những viên đạn tròn này không thể đạt được vận tốc quá cao do khó rẽ khí (hiệu suất khí động học thấp) và độ chính xác thấp.

Để tăng sức xuyên phá cho súng, người ta đã tạo ra một viên đạn đối xứng tỏa tròn và một dạng nòng súng có các rãnh xoắn gọi là khương tuyến bên trong có thể giúp viên đạn giữ được chiều của nó khi rời nòng. Đó chính là loại đầu đạn và nòng súng ngày nay.

Về nguyên lý khi đầu đạn đi trong nòng súng, các rãnh khương tuyến sẽ cắt vào và định hướng viên đạn xoay theo chiều xoắn của nó, giúp viên đạn đạt tốc độ xoay cực kỳ lớn, từ vài trăm đến vài nghìn vòng mỗi giây. Điều này giúp viên đạn có động lượng quay rất lớn và giữ cho chiều của viên đạn song song với hướng bắn.

Tuy nhiên chỉ có viên đạn bay trong môi trường không trọng lực mới bay thẳng. Còn trong môi trường thực tế, viên đạn sẽ luôn có độ rơi nhất định theo trọng lực và bị ảnh hưởng bởi sức gió, khương tuyến chỉ giúp đường đạn ổn định hơn mà thôi.

Mỗi nòng súng sẽ có một kiểu khương tuyến khác nhau, nên vết hằn trên đầu đạn cũng khác nhau. Dựa vào dấu vết này, người ta có thể phán đoán loại súng nào đã bắn ra một đầu đạn, dù nó đã bị vỡ hoặc là loại đạn được chế tác đặc biệt.

Để giúp ổn định đường đạn, các loại súng hiện đại ngày này đều có các rãnh khương tuyến trong nòng súng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ sử dụng nòng trơn. Ví dụ như pháo chính các loại xe tăng hiện đại có nòng trơn để giảm ma sát, tăng sơ tốc đạn (tốc độ của viên đạn khi rời nòng) đến mức cao nhất có thể để tăng sức công phá của viên đạn. Để ổn định đường đạn, các loại đạn này được thiết kế thêm cánh đuôi như một quả tên lửa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Đến Tết Hàn thực lại thắc mắc vì sao nhân đường bánh trôi không chảy ra?

Hàn thực nghĩa là "thức ăn lạnh" - vì vậy ông bà ta đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho món ăn nguội để thờ cúng gia tiên, đất trời.

Đăng ngày: 31/03/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

Vào ngày Tết Hàn thực 3/3 hàng năm, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh được xem là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kito.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Khi bị chó dữ tấn công, đừng tỏ ra hoảng hốt hay bỏ chạy. Điều này càng kích thích chúng sẵn sàng tấn công bạn ngay lập tức.

Đăng ngày: 31/03/2025
Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Ở những vùng ngập nước, người ta làm thế nào để xây móng cầu - nền tảng của mọi công trình?

Đăng ngày: 30/03/2025
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu gió ngừng thổi trên Trái Đất?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu gió ngừng thổi trên Trái Đất?

Điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra nếu trên Trái Đất không có gió? Liệu sự sống trên hành tinh xanh này có còn tồn tại?

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News