Vì sao nữ hoàng Ai Cập Cleopatra được xem nhiều nhất trên Wikipedia năm 2022?

Năm 2022, đứng đầu danh sách được xem nhiều nhất trên Wikipedia là một cái tên đầy bất ngờ: nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, với hơn 50 triệu lượt xem.

Vì sao độc giả bỗng quan tâm đến nữ hoàng Ai Cập Cleopatra?

Có một số tin bài về bản làm lại của bộ phim kinh điển Nữ hoàng Cleopatra, và quảng cáo Superbowl có Cleopatra. Nhưng những tin tức này không giải thích đầy đủ về số lượt xem vị nữ hoàng nổi tiếng của Ai Cập.

Cố gắng tìm ra lý do khiến lượt xem bài báo về Cleopatra tăng đột biến, các nhà khoa học xã hội máy tính tìm kiếm câu trả lời trên Internet.


Hình ảnh nữ hoàng Ai Cập Cleopatra - (Ảnh: SOULVEDA)

Ngay sau đó, một người dùng trên Twitter đã cung cấp manh mối: Ứng dụng Google Assistant, sử dụng tính năng nhận dạng giọng nói cho phép người dùng tương tác với điện thoại thông minh của họ, có thể là nguyên nhân.

Ra mắt vào năm 2016, ứng dụng này hiện được tích hợp vào ít nhất 1 tỉ thiết bị. Hiện có hơn 500 triệu người dùng hằng tháng.

Khi bạn cài đặt Google và bắt đầu sử dụng, ứng dụng này sẽ cung cấp các ví dụ về tìm kiếm mà bạn có thể thực hiện bằng cách nói các câu lệnh mẫu vào micro điện thoại. Chẳng hạn “Mở YouTube”, yêu cầu tìm kiếm trang web hay hỏi "Có bao nhiêu nước trong một ly?”.

Một trong số những câu lệnh mà ứng dụng tìm kiếm này cung cấp là “Thử nói: Cho xem Cleopatra trên Wikipedia”.

Vào năm 2022, khoảng hơn 50 triệu người đã làm theo lời nhắc này.

Trước khi trợ lý Google trở nên phổ biến vào năm 2020, lượt tìm kiếm về Cleopatra chỉ khoảng 2,5 triệu.

Từ Nữ hoàng Ai Cập đến thiết kế sự chú ý tập thể

Mức độ phổ biến của bài viết về nữ hoàng Ai Cập có lẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ câu lệnh ví dụ do ứng dụng Google Assistant cung cấp. Nhưng đây không chỉ là một sự trùng hợp thú vị.

Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học dữ liệu xã hội và phân tích trang web thường sử dụng các số liệu thống kê - như số lượt tìm kiếm trên Google và lượt xem trang Wikipedia - để nghiên cứu động lực chú ý và mức độ phổ biến.

Ngoài việc dự đoán thành công của các bộ phim tại phòng vé, họ còn dùng dữ liệu đó để nghiên cứu mức độ phổ biến của bầu cử.

Những nguồn dữ liệu khá mới này có thể hữu ích và thú vị. Đồng thời là phương tiện tuyệt vời để theo dõi hành vi của con người trên nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể dẫn đến phân tích sai lệch.

Vào năm 2013, các nhà nghiên cứu của Google đã cố gắng trong việc dự đoán mức độ nghiêm trọng của mùa cúm bằng cách phân tích dữ liệu tìm kiếm của người dùng. Tuy nhiên họ đã thất bại.

Điều quan trọng đối với các nhà nghiên cứu trong khoa học xã hội máy tính là phải xem xét các phương pháp định tính và nghiên cứu chuyên sâu để hiểu câu chuyện đằng sau dữ liệu.

Hiện tượng này cho thấy một thay đổi nhỏ hoặc quyết định thiết kế có thể có tác động quy mô lớn như thế nào. Bởi thiết kế này sẽ tiếp cận hàng triệu người dùng thông qua công nghệ kỹ thuật số.

Trong trường hợp Cleopatra, không có thiệt hại nào xảy ra. Tuy nhiên không nên bỏ qua sức mạnh đáng kể mà các công ty công nghệ cao và truyền thông có được trong việc định hình và gây ảnh hưởng đến sự chú ý của công chúng.

Ngoài Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, hầu hết các bài viết ở đầu danh sách của Wikipedia đều liên quan đến các sự kiện lớn của thế giới: cuộc chiến Ukraine, cái chết của Nữ hoàng Anh và World Cup 2022.

Tỉ phú Elon Musk và Johnny Depp cũng lọt vào danh sách này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Người dân Mỹ đang khổ sở chỉ vì quả cà chua, tại sao lại như vậy?

Người dân Mỹ đang khổ sở chỉ vì quả cà chua, tại sao lại như vậy?

Nước Mỹ có khả năng phải đứng trước một cuộc khủng hoảng liên quan đến các sản phẩm làm từ cà chua.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News