Vì sao rắn độc cắn người ngày càng nhiều?

Thời tiết ấm lên đã kéo theo những mối hiểm họa khó lường từ loài bò sát này.

Theo một nghiên cứu mới, mặc dù không thiếu các mối đe dọa và nguy hiểm do biến đổi khí hậu gây ra, nhưng chúng ta vẫn có thêm một điều khác trong danh sách: Đó là rắn cắn.

Cụ thể: Khi thời tiết ấm hơn sẽ khiến rắn độc hoạt động mạnh hơn, và dễ cắn người. Nghiên cứu được thực hiện ở Georgia, Mỹ, nơi có tổng cộng 17 loại rắn độc. Theo đó, trung bình mỗi độ C tăng lên, tỷ lệ rắn cắn tăng gần 6%.


Rắn độc hoạt động mạnh hơn khi thời tiết ấm hơn. (Ảnh minh họa: Getty).

Lý giải cho điều này, nhà khoa học môi trường Noah Scovronick đến từ Đại học Emory cho rằng, loài rắn có sự thích ứng mạnh mẽ với thay đổi thời tiết theo mùa.

Chúng dễ dàng đi vào trạng thái giống như ngủ đông khi thời tiết trở nên lạnh lẽo. Tuy nhiên khi không còn lạnh nữa, chúng sẵn sàng bỏ thói quen này, và sinh sôi mạnh mẽ.

Scovronick và nhóm nghiên cứu đã xem xét tổng số 3.908 lượt nhập viện liên quan đến rắn độc cắn, từ năm 2014 đến 2020. Những lần nhập viện này được đối chiếu chéo với thời tiết mỗi ngày, bao gồm các thông số như nhiệt độ và lượng mưa.

Họ nhận thấy rằng mặc dù mùa hè có tổng số vụ rắn cắn cao nhất, nhưng mùa xuân lại xảy ra nhiều vết cắn nguy hiểm hơn.


Rắn cắn có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh: AHO).

Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể nhiệt độ mùa hè cao hơn khiến rắn trở nên chậm chạp hơn, và từ đó ít nguy hiểm hơn. Dẫu vậy, một khi độc tố của rắn tiếp xúc với cơ thể, chúng ta sẽ gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rắn cắn gây ra hơn 5 triệu ca cấp cứu, và 138.000 ca tử vong mỗi năm. Nọc độc từ rắn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, khiến nạn nhân thậm chí phải cắt cụt các chi và để lại nhiều khuyết tật vĩnh viễn.

Ở một góc độ khác, nhà bò sát học Lawrence Wilson lại cho rằng rắn và người có thể chung sống với nhau, kể cả rắn độc. "Để đạt được điều này, chúng ta cần tôn trọng và hiểu môi trường sống cũng như nhu cầu của chúng", Wilson cho biết.

"Yếu tố quan trọng nhất để giảm thiểu những cuộc đụng độ với rắn là giáo dục: Hãy hiểu môi trường sống mà rắn ưa thích, và học cách làm thế nào khi đối mặt với chúng".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng?

Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng?

Cá sấu là loài bò sát ăn thịt cỡ lớn rất cổ xưa. Chúng đã sống trên Trái đất 230 triệu năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tại sao linh dương Gerenuk có thể sống mà cả đời không cần uồng nước?

Tại sao linh dương Gerenuk có thể sống mà cả đời không cần uồng nước?

Linh dương Gerenuk là một loài sinh sống ở châu Phi và chúng có thể sống thoải mái mà không cần uống nước trong suốt cuộc đời của mình.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News