Vì sao rắn là biểu tượng ngành y?
Hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy từ lâu đã được coi là biểu tượng của ngành y. Biểu tượng này có thể dễ dàng nhìn thấy trên các bao bì dược phẩm hay trong bệnh viện. Rắn là loài vật nguy hiểm nên con vật này trông có vẻ không phù hợp để y học chọn làm biểu tượng nhưng đằng sau nó là một câu chuyện lịch sử.
Biểu tượng có hai con rắn quấn lấy một cây gậy có cánh thường được gọi là Caduceus.
Thực tế, có 2 phiên bản về biểu tượng này. Biểu tượng có hai con rắn quấn lấy một cây gậy có cánh thường được gọi là Caduceus. Cây gậy này thực chất là cây trượng của vị thần Hermes trên đỉnh Olympus. Trong thần thoại Hy Lạp, Hermes là sứ giả giữa các vị thần và con người (lý giải cho hình ảnh đôi cánh) và là người dẫn đường đến vương quốc của người chết (lý giải cho hình ảnh cây quyền trượng). Ngoài ra, ông còn là người bảo trợ cho các du khách, điều này khiến mối liên hệ của ông với y học trở nên phù hợp bởi vì trong thời xa xưa, thầy thuốc phải đi bộ rất xa để thăm khám cho bệnh nhân.
Theo một trong những truyền thuyết, cây gậy có cánh được Apollo ban cho Hermes. Trong một phiên bản khác, ông nhận được cây quyền trượng từ Zeus, vua của các vị thần. Ban đầu, quyền trượng được quấn bằng hai dải băng trắng như tuyết. Mãi sau này rắn mới xuất hiện thay thế. Truyền thuyết kể rằng trong một lần thấy hai con rắn đang cắn nhau, thần Hermes đã dùng cây trượng để tách chúng ra. Ngay sau đó, chúng quấn xung quanh cây trượng không chịu rời, và thế là chúng ta có biểu tượng Caduceus như bây giờ.
Cây quyền trượng không có cánh và chỉ có một con rắn quấn quanh nó.
Một phiên bản khác của biểu tượng này là cây quyền trượng không có cánh và chỉ có một con rắn quấn quanh nó. Cây quyền trượng thuộc về thần y Asclepius, con trai của Apollo và công chúa Coronis. Theo thần thoại, ông không chỉ sở hữu tài năng chữa bệnh mà còn biết cách hồi sinh người chết.
Theo một phiên bản, Zeus giết chết Asclepius bằng một cú sét vì cho rằng ông phá vỡ trật tự tự nhiên của thế giới bằng cách hồi sinh người chết. Trong khi một phiên bản khác nói rằng Asclepius bị Zeus trừng phạt vì lấy tiền của những người mà ông hồi sinh. Sau đó, Zeus đã đưa ông lên trời làm chòm sao Ophiuchus (Xà Phu).
Người Hy Lạp coi rắn là linh thiêng và sử dụng chúng trong các nghi lễ chữa bệnh để tôn vinh Asclepius. Nọc rắn được dùng để làm thuốc chữa bệnh và sự lột da của chúng được coi là biểu tượng của sự tái sinh và đổi mới.

Vì sao mọi thiên nga trắng ở Anh đều thuộc sở hữu của nữ hoàng?
Từ một truyền thống trong quá khứ, đến giờ, toàn bộ số thiên nga lông trắng trên vùng nước mở tại Anh vẫn thuộc quyền sở hữu của nữ hoàng.

Tại sao NASA chi 10 tỷ USD cho kính James Webb?
Thách thức kỹ thuật và chậm tiến độ là những nguyên nhân chính khiến siêu kính viễn vọng James Webb của NASA đội chi phí gấp nhiều lần dự tính.

Vì sao sư tử trèo cây lại rất vụng về?
Các nhà khoa học cho rằng sư tử ở khắp mọi nơi đều có thể trèo lên cành cây nhưng cấu tạo cơ thể chúng không thích hợp với leo trèo và cần tìm đúng loại cây.

Tại sao nhìn vào các đường kẻ sọc lại khiến chúng ta đau đầu?
Một buổi sáng thức dậy, bạn đang cố gắng lựa chọn một bộ quần áo phù hợp để mặc, đôi mắt của bạn bỗng dừng lại ở chiếc áo phông kẻ sọc mà bạn thích.

Vì sao các cung nữ tranh nhau "rửa lỗ rồng" hoàng đế mỗi ngày?
Các cung nữ trong cung phải tranh giành nhau, thậm chí phải hối lộ người quản lý chỉ để phục vụ hoàng đế công việc này. Vậy, " rửa lỗ rồng" là gì?

Vì sao người xưa đặt tranh chân dung lên mặt xác ướp Ai Cập?
Các chuyên gia đã tìm được một số bức tranh chân dung đặt lên gương mặt xác ướp Ai Cập. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao người Ai Cập cổ đại làm vậy.
