Vì sao “Sài Gòn sáng nắng chiều mưa”?

“Sài Gòn sáng nắng chiều mưa”, "Sài Gòn mưa rồi chợt nắng"... Vì sao vậy? Dưới đây là lý giải khoa học của Th.S Lê Thị Xuân Lan, một trong những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thời tiết, khí tượng, thủy văn tại TP.HCM.

Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới với hai mùa gió trái ngược nhau đem đến kiểu thời tiết hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau những đợt không khí lạnh tràn về miền Bắc rồi tới miền Trung, nhiệt độ giảm và vào mùa giá rét ở miền Bắc.

Ở miền Trung vừa rét lại vừa mưa do phía bắc thì không khí lạnh về, sườn phía đông dãy Trường Sơn đón gió mùa đông bắc với ẩm do các nhiễu động từ biển vào. Còn miền Nam bắt đầu vào mùa khô với lượng ẩm giảm nhanh và nắng tăng dần, đặc biệt là sau ngày Xuân phân 21/3, cường độ này tăng mạnh bắt đầu vào giai đoạn nắng nóng gay gắt.


Vào cuối tháng 4, có nhiều cơn mưa đổ xuống bất ngờ khiến người đi đường nhiều khi không kịp trở tay. (Ảnh: Quang Niên).

Vào cuối tháng 4, thời tiết bắt đầu trở nên "đỏng đảnh" khi ban ngày thì trời nóng và rất oi bức, sau 15-16h chiều, trời bắt đầu kéo mây và những cơn mưa chuyển mùa xuất hiện. Trong giai đoạn này, những cơn mưa đổ xuống bất ngờ, trời chợt nắng chợt mưa, người dân có khi không kịp trở tay.

Nhưng phải chờ đến khi có những cơn gió có hướng Nam, Tây Nam còn gọi là gió mùa mùa hè hay gió mùa Tây Nam thổi tới đều thì mùa mưa mới thật sự bắt đầu.

Đặc thù của kiểu thời tiết ở miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng là sáng nắng chiều mưa do ở vùng vĩ độ thấp hơn, gần với xích đạo hơn, lượng bức xạ mặt trời cao hơn.

Về hoàn lưu khí quyển thì đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi gió mùa Tây Nam đem theo nguồn hơi ẩm từ vịnh Bengal (Ấn Độ Dương), vịnh Thái Lan, nam Biển Đông vào nên buổi sáng thì nắng nhiều, đến trưa mây đối lưu phát triển nhanh nên mưa thường xảy ra vào buổi chiều và tối.


Trong giai đoạn đầu mùa mưa, người dân cần chú ý đề phòng dông sét và lốc xoáy. (Ảnh: Quang Niên).

Cũng có những đợt mưa bất thường, mưa cả ngày lẫn đêm, hoặc mưa lúc gần sáng là khi có các hình thế thời tiết đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến Nam Bộ như nhiễu động sóng đông, dải hội tụ, bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào. Mưa to diện rộng có thể gây ra ngập úng, lũ lụt… nhất là khi trùng với lúc có đỉnh triều cường ở mức cao, thường là trong các tháng cuối mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11-12.

Hiện nay mùa mưa ở các tỉnh miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng chỉ mới bắt đầu, trong giai đoạn này chú ý đề phòng dông sét và lốc xoáy. Khi thấy bầu trời có mây đen kéo đến, nghe tiếng gió rít, tiếng sấm rền, cần nhanh chóng rời xa những vật dụng có kim loại, tìm nơi trú ẩn an toàn.

Những khi mưa to cần đề phòng nguy hiểm do cây gãy cành, cột điện… ngã đổ do lốc xoáy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News