Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Trên trang Economist, TS Joseph Pfaller - Đại học Florida (Mỹ) và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết túi ni lông trôi nổi trên đại dương cũng tựa như sứa biển, không chỉ giống về hình dạng mà còn mùi hương.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Rùa biển dễ ăn các loại rác thải nhựa vì "bẫy" khứu giác - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Ông lý giải, khi được đưa vào đại dương, theo thời gian rác thải nhựa sẽ có mùi như các loại thức ăn.

Quá trình này diễn ra khi các loại vi khuẩn, tảo tác động vào rác thải nhựa, chẳng bao lâu làm nhựa mất dần những mùi hóa chất vốn có, chuyển sang mùi tự nhiên hơn.

Đây được xem là "bẫy" khứu giác, làm các động vật đại dương, đặc biệt là rùa biển, dễ vô tình nuốt phải. Cá voi, chim biển… cũng là những loài thường xuyên ăn nhầm các mảnh vụn rác thải nhựa.

"Rác thải nhựa lại thu hút các sinh vật từ rất xa, không chỉ bởi hình dạng mà còn do mùi vị rất giống thức ăn trong tự nhiên", TS Pfaller nói. 

Các nhà khoa học đưa ra kết luận trên sau khi kiểm nghiệm trên 15 con rùa biển nuôi nhốt. Họ đã cho những con rùa này ngửi mùi thức ăn của chúng và mùi rác thải nhựa đại dương, đồng thời ghi lại phản ứng của chúng. Kết quả, chúng xem rác thải như thức ăn.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học uy tín Curent Biology. Phát hiện này phần nào giúp lý giải vì sao nhiều động vật dễ bị tổn thương thậm chí tử vong vì rác thải nhựa.

"Mọi ống hút nhựa, túi nhựa ngoài đại dương theo thời gian đều sẽ có mùi đặc biệt thu hút các loài động vật đến ăn. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều cái chết của rùa biển", theo TS Pfaller.

Trước đó, một nghiên cứu của Đại học Exeter vào năm 2018 cũng chỉ ra rằng hơn 100 con rùa biển tham gia khảo sát đều chứa ít nhiều rác thải nhựa bên trong cơ thể.

Nghiên cứu cũng dự đoán đến 99% chim biển sẽ ăn chất thải nhựa vào năm 2050.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 10/06/2020
Điều gì sẽ xảy ra nếu biển trở nên trong suốt?

Điều gì sẽ xảy ra nếu biển trở nên trong suốt?

Bạn có thể bơi tự do ở biển bên cạnh những loài cá mà vẫn chủ động được mọi nguy hiểm rình rập. Tuy nhiên chuyện này có thực sự có lợi cho tất cả?

Đăng ngày: 08/06/2020
Cá mập sống sót sau cuộc chiến với mực khổng lồ

Cá mập sống sót sau cuộc chiến với mực khổng lồ

Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về cuộc chiến giữa cá mập và một con mực dài hơn 8m tính cả xúc tu dưới Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 08/06/2020
Cá chình xuyên thủng dạ dày kẻ săn mồi để chạy trốn

Cá chình xuyên thủng dạ dày kẻ săn mồi để chạy trốn

Dù chui được ra khỏi dạ dày, cá chình rắn vẫn không thể thoát khỏi xương lồng ngực trong cơ thể động vật săn mồi và cuối cùng trở thành xác ướp.

Đăng ngày: 05/06/2020
Cá mập bơi hơn 1000km để tránh giao phối

Cá mập bơi hơn 1000km để tránh giao phối

Con cá mập trắng khổng lồ đang mang thai dường như đã bơi một quãng đường dài hơn 1.100 km để tránh những con đực tìm cách giao phối.

Đăng ngày: 05/06/2020
Tại sao cá voi vung đuôi lên xuống, nhưng cá mập lại vung đuôi sang hai bên?

Tại sao cá voi vung đuôi lên xuống, nhưng cá mập lại vung đuôi sang hai bên?

Tại sao cùng là những sinh vật biển, nhưng cá voi có thân hình to lớn lại bơi theo cách vung đuôi lên xuống còn cá mập và nhiều loài cá khác lại vung đuôi sang hai bên theo chiều ngang?

Đăng ngày: 03/06/2020
Mời bạn nghe những âm thanh hiếm có do loài kỳ lân biển tạo ra

Mời bạn nghe những âm thanh hiếm có do loài kỳ lân biển tạo ra

Dù thu về được lượng âm thanh dài tới 17 giờ, các nhà nghiên cứu chưa giải mã được phần lớn trong số đó, chưa rõ kỳ lân biển

Đăng ngày: 02/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News