Vì sao thái giám thời xưa thường không biết chữ nhưng vẫn đọc được thánh chỉ?

Ở thời phong kiến, thái giám chính là lực lượng giúp việc thân cận nhất của hoàng đế và cả hoàng tộc trong cung. Các thái giám chịu trách nhiệm hầu hạ từng bữa ăn giấc ngủ, mọi sinh hoạt của hoàng đế trong cuộc sống.

Tuy nhiên không chỉ có vậy, các thái giám còn đảm nhận đặc biệt quan trọng của hoàng đế đó là "truyền thánh chỉ". Nhưng có một điều đặc biệt là các thái giám thời xưa thường không biết chữ. Vậy làm cách nào họ đọc được thánh chỉ của hoàng đế?

Các thái giám thường không biết chữ?

Thời xưa, không phải tất cả những người đàn ông trong kinh thành đều được gọi là thái giám. Thái giám là một chức vụ xuất hiện từ thời nhà Minh. Chức vụ thái giám thời này không nhiều nhưng cũng có những người có quyền lực và ảnh hưởng nhất định. Hơn nữa, thái giám không phải là chức quan mà người những hoạn quan thường có thể làm được. Vị trí lớn nhất của thái giám là Chánh Tứ Phẩm.

Vì sao thái giám thời xưa thường không biết chữ nhưng vẫn đọc được thánh chỉ?
Các thái giám thời xưa đa số không biết chữ. (Ảnh minh họa).

Tuy được xem là một chức quan trong cung nhưng xét về bản chất các thái giám thời xưa đa số đều là những người có xuất thân thấp hèn. Những người này vì muốn được ăn no mặc ấm mà chấp nhận vào cung để tịnh thân làm thái giám.

Hơn nữa, từ thời nhà Minh, Chu Nguyên Chương vì lo lắng thái giám lũng đoạn triều chính nên đã quy định rất nghiêm ngặt đối với các thái giám. Họ không được phép học hành hay tham gia vào bất kỳ hoạt động liên quan đến chính trị. Đây cũng là những lý do chính mà khiến cho các thái giám thời xưa thường không biết chữ.

Lý do các thái giám có thể đọc được thánh chỉ

Các thái giám thân cận phục vụ cho vị hoàng đế đứng đầu một nước luôn giải quyết những việc quan trọng vì thế việc không biết chữ là điều hết sức bất tiện. Trên thực tế, việc đọc thánh chỉ như chúng ta vẫn thường thấy trên các bộ phim cổ trang chính là các thái giám. Thực chất các thái giám không biết chữ mà có thể đọc được thánh chỉ là bởi những lý do sau.

Thứ nhất, những thái giám được giao đọc thánh chỉ vẫn cần phải biết chữ dù ít hay nhiều. Việc thái giám biết chữ thời xưa không nhiều. Nhưng đối với những thánh chỉ quan trọng, các thái giám biết chữ sẽ được phân công đọc thánh chỉ của hoàng đế.

Thứ hai, nếu là những mệnh lệnh, ý chỉ của hoàng đế để giải quyết những việc cá nhân thì sẽ lệnh trực tiếp cho những thái giám để có thể bảo đảm thông tin tốt và tránh bị rò rỉ. Ngoài ra, do các thái giám đã hầu hạ hoàng đế một thời gian dài, nên sẽ hiểu được rõ được những ý định của hoàng đế. Vì vậy, đôi khi những ý chỉ của hoàng đế không cần viết quá nhiều nhưng các thái giám không biết chữ vẫn có thể truyền đạt tốt.

Thứ ba, thông thường đối với những chiếu chỉ để giải quyết sự kiện quan trọng của đất nước thì đều sẽ có các quan đại thần trong triều đảm nhận xử lý và truyền đạt. Do đó, các thái giám sẽ không phải đảm nhận việc đọc những thánh chỉ quá khó hoặc vượt khả năng đọc của họ.

Vì sao thái giám thời xưa thường không biết chữ nhưng vẫn đọc được thánh chỉ?
Những thái giám được giao đọc thánh chỉ đơn giản.

Có thể nói rằng, việc đọc thánh chỉ là một trong những việc khó đối với các thái giám thời xưa. Tuy nhiên, thực tế các thái giám thường được giao đọc những thánh chỉ đơn giản, chẳng hạn như giải quyết những vấn đề nhỏ trong hoàng tộc hay những việc trong hậu cung.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao các nhà khoa học từng nghĩ rằng võng mạc của người chết là nơi lưu giữ ký ức?

Tại sao các nhà khoa học từng nghĩ rằng võng mạc của người chết là nơi lưu giữ ký ức?

Trong lịch sử của lĩnh vực điều tra tội phạm, đã có rất nhiều ví dụ về các nhà điều tra cố gắng tìm cách khám phá ra các kỹ thuật mới để xác định tội phạm

Đăng ngày: 14/04/2022
Vì sao người Thái té nước vào lễ Songkran?

Vì sao người Thái té nước vào lễ Songkran?

Songkran là lễ hội lớn nhất, nổi tiếng nhất của xứ sở chùa vàng, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm với hoạt động té nước.

Đăng ngày: 13/04/2022
Tại sao gà mái bắt chước tiếng gáy của gà trống bị coi là

Tại sao gà mái bắt chước tiếng gáy của gà trống bị coi là "điềm dữ", thường bị bắt giết?

Trên thực tế, không có cơ sở khoa học nào chứng minh rằng gà mái gáy mang lại điềm xấu, nhưng...

Đăng ngày: 11/04/2022
Vì sao nhum biển không hiếm nhưng vẫn đắt?

Vì sao nhum biển không hiếm nhưng vẫn đắt?

Nhum biển có tên khoa học là Echinoidea - tên gọi chung của một lớp thuộc ngành Động vật da gai, sinh sống ở các đại dương.

Đăng ngày: 10/04/2022
Vì sao rất nhiều người Nhật thích ngủ trong tủ?

Vì sao rất nhiều người Nhật thích ngủ trong tủ?

Người Nhật ngủ trên sàn nhà là một điều khá quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên việc nhiều người lựa chọn ngủ trong tủ cũng phổ biến không kém. Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 06/04/2022
Vì sao khủng long bạo chúa có hai chi trước rất nhỏ?

Vì sao khủng long bạo chúa có hai chi trước rất nhỏ?

Nghiên cứu mới cho thấy hai cánh tay ngắn của khủng long bạo chúa T-rex là một cách tiến hóa giúp chúng giảm rủi ro bị thương khi săn mồi.

Đăng ngày: 05/04/2022
Vì sao bức chân dung Marilyn Monroe được coi là tranh vẽ đắt nhất thế kỷ 20, giá lên tới 4,5 nghìn tỷ?

Vì sao bức chân dung Marilyn Monroe được coi là tranh vẽ đắt nhất thế kỷ 20, giá lên tới 4,5 nghìn tỷ?

" Shot Sage Blue Marilyn" rộng 40 inch vuông là một trong hàng chục bức tranh mà nghệ sĩ huyền thoại Andy Warhol đã thực hiện về Marilyn Monroe vào những năm 1960.

Đăng ngày: 05/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News