Vì sao thị vệ không phải tịnh thân như thái giám?

Nhắc đến người hầu thân cận của hoàng đế trong hoàng cung, ai trong chúng ta cũng đều nghĩ ngay đến các thái giám. Nhưng thực tế, có hai lực lượng chính là nam giới thực hiện nhiệm vụ hầu hạ thân cận cho hoàng đế. Đó là thái giám và ngự tiền thị vệ. Nhiệm vụ của ngự tiền thị vệ là bảo vệ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hoàng đế.

Cùng sống trong hoàng cung, nhưng vì sao các thái giám thì phải tịnh thân mới được làm việc trong cung, còn thị vệ thì không cần. Lý do là gì?

Lý do thứ nhất: Phân công công việc

Lý do đầu tiên cũng lý do cơ bản nhất để trả lời cho câu hỏi này chính là sự khác biệt trong công việc của thái giám và thị vệ. Cụ thể, khu vực làm việc của ngự tiền thị vệ là cả hoàng cung rộng lớn. Còn thái giám chỉ phụ trách hậu cung hay những nơi được phân quản lý khác mà phải tiếp xúc nhiều với phi tần, cung nữ. Muốn phục vụ khu vực này, thái giám bắt buộc phải tịnh thân để có thể đảm bảo không nhiễu loạn hậu cung.

Còn các ngự tiền thị vệ phải chịu trách nhiệm về an ninh của hoàng cung, tuần tra và canh gác các cung và những vị trí quan trọng. Vì thế, họ ít có cơ hội được tiếp xúc với các phi tần trong hậu cung. Cho dù có canh gác những khu vực hậu cung, nơi có nhiều cung nữ thì các thị vệ cũng sẽ phải tuần tra theo đội hình quy định. Điều này không giống như các thái giám có thể tùy ý ra vào hậu cung.

Lý do thứ hai: Xuất thân

Lý do tiếp theo đó chính là có sự khác biệt trong thân thận, vị trí của thái giám và ngự tiền thị vệ. Thái giám thường là những người thuộc tầng lớp nghèo khổ, chấp nhận tịnh thân để sống trong hoàng cung. Nhưng khác với thái giám, các thị vệ xưa kia đều xuất thân từ gia tộc lớn, được điều tra thân phận dòng tộc rõ ràng.

Khi tuyển các thị vệ, hoàng đế sẽ ra lệnh điều tra dòng tộc của từng người để nắm rõ thân thế, biết được dòng tộc của thị vệ có trong sạch không, tổ tiên trước kia đã từng phạm tội phản nghịch hay tội nặng nào chưa. Đặc biệt, các thị vệ đều phải thuộc những dòng tộc Bát Kỳ, các gia tộc nào có càng nhiều công lao với hoàng đế thì sẽ càng được tín nhiệm. Có như vậy, những người này mới có được sự tin tưởng của hoàng đế và cho phép hầu thân cận.

Vì sao thị vệ không phải tịnh thân như thái giám?
Các thị vệ xưa kia đều xuất thân từ những dòng tộc lớn. (Ảnh: Sohu).

Các ngự tiền thị vệ trong Tử Cấm Thành xưa là lực lượng được tuyển chọn từ con cháu dòng dõi các gia tộc thuộc Bát Kỳ Mãn Châu và Mông Cổ. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ an ninh trong hoàng cung, các cổng của Tử Cấm Thành, bảo vệ hoàng đế và cả hoàng tộc.

Lý do thứ ba: Vị trí trong cung

Thị vệ cũng là tầng lớp giúp việc cho hoàng đế và cả gia tộc của hoàng đế trong cung. Nhưng thị vệ là có một chức quan phân cấp rõ ràng, được thành lập ra với mục đích đó là phục vụ hoàng đế và hoạt động dưới sự quản lý của hoàng đế.

Vì sao thị vệ không phải tịnh thân như thái giám?
Ngự tiền thị vệ phục vụ hoàng đế và hoàng tộc trong triều. (Ảnh: Sohu)

Ngược lại, các thái giám phục vụ ở hậu cung thì thân phận nhỏ bé. Các phi tần có thể triệu đến hầu lúc nào thì các thái giám cũng phải có mặt. Còn các thị vệ thì khác, các phi tần trong hậu cung không thể tùy ý triệu kiến để gặp được. Ngược lại, chỉ có hoàng đế mới có quyền ra lệnh các thị vệ đến hầu. Nếu không tuân thủ quy tắc này, cả phi tần và thị vệ sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.

Qua những lý do trên, có thể thấy rằng việc các ngự tiền thị vệ không cần phải tịnh thân như thái giám là điều hiển nhiên. Hơn nữa có thể hiểu rằng, vị trí và tầm quan trọng của thị vệ trong xã hội xưa không hề thấp. Dù đều là đàn ông nhưng thái giám và thị vệ là hai thái cực khác nhau.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nổ lốp trên cao tốc có thể gây lật xe?

Vì sao nổ lốp trên cao tốc có thể gây lật xe?

Với những mẫu xe SUV, gầm cao khi di chuyển ở tốc độ trên 80 km/giờ, vấn đề nổ lốp có thể gây lật xe, chủ yếu là do mất lái khi xe chao đảo.

Đăng ngày: 31/03/2022
Vì sao người xưa kiêng ngồi 6 người 1 bàn?

Vì sao người xưa kiêng ngồi 6 người 1 bàn?

Tục ngữ Trung Hoa lưu truyền: " Ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu". Những kiêng kỵ này có nghĩa là gì?

Đăng ngày: 29/03/2022
Vì sao các khinh khí cầu đốt lửa lại bay được?

Vì sao các khinh khí cầu đốt lửa lại bay được?

Các khinh khí cầu đốt lửa là những quả cầu chứa khí nóng. Chúng bay lên vì không khí chứa trong đó nhẹ hơn là không khí ngoài khí quyển.

Đăng ngày: 28/03/2022
Tại sao trăn không chết ngạt khi siết mồi?

Tại sao trăn không chết ngạt khi siết mồi?

Các nhà nghiên cứu phát hiện việc dịch chuyển xương sườn giúp trăn siết mồi không tự giết chết chính chúng trong lúc làm con mồi ngạt thở tới chết.

Đăng ngày: 28/03/2022
Tại sao NASA cho phép phi hành gia nam ở trên vũ trụ lâu ngày hơn nữ phi hành gia?

Tại sao NASA cho phép phi hành gia nam ở trên vũ trụ lâu ngày hơn nữ phi hành gia?

Theo các giới hạn do NASA đặt ra vào năm 1989, giới hạn cho sự nghiệp của phi hành gia dựa trên nguy cơ tử vong do ung thư vượt quá tối đa 3% trong suốt cuộc đời.

Đăng ngày: 26/03/2022
Hộp đen máy bay quan trọng như vậy, tại sao không đồng bộ dữ liệu của nó lên

Hộp đen máy bay quan trọng như vậy, tại sao không đồng bộ dữ liệu của nó lên "mây"?

Câu trả lời nằm ở yếu tố công nghệ và các đặc trưng cơ bản nhất của hộp đen.

Đăng ngày: 26/03/2022
Tên lửa Stinger hoạt động thế nào?

Tên lửa Stinger hoạt động thế nào?

Mặc dù được phát triển vào đầu những năm 1970, nhưng đến nay, tên lửa Stinger vẫn là một trong những vũ khí đáng sợ nhờ độ chính xác và tính linh hoạt cao.

Đăng ngày: 25/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News