Vì sao kẻ lạ không có cơ hội đột nhập vào Tử Cấm Thành?

Dưới thời phong kiến, Tử Cấm Thành không chỉ được bảo vệ bằng đội thị vệ mà còn có một "hệ thống chuông báo động" đặc biệt. Nhờ vậy, nơi ở của hoàng đế Trung Quốc và hậu cung luôn an toàn.

Vì sao kẻ lạ không có cơ hội đột nhập vào Tử Cấm Thành?
Tử Cấm Thành được xây dựng vô cùng kiên cố và tráng lệ.

Là nơi ở của hoàng đế Trung Quốc và hậu cung trong nhiều thế kỷ, Tử Cấm Thành được xây dựng vô cùng kiên cố và tráng lệ. Nhiều biện pháp an ninh được thực hiện để kẻ thù không thể dễ dàng đột kích vào bên trong Tử Cấm Thành, đe dọa tính mạng của hoàng đế hay các phi tần, con cái.

Bên cạnh đội thị vệ được bố trí khắp Tử Cấm Thành để tuần tra, canh giữ các lối ra vào và kịp thời bắt giữ những kẻ có hành vi bất thường, không rõ thân phận, triều đình còn bố trí một "hệ thống chuông báo động" đặc biệt phát ra cảnh báo khi có kẻ xâm nhập.

Hệ thống đặc biệt đó chính là thạch biệt lạp hay còn gọi thạch hải sáo. Đây được đem là thiết bị báo động có tốc độ truyền thông tin rất nhanh tới nhiều vị trí trong Tử Cấm Thành. Thạch biệt lạp trong Tử Cấm Thành được làm từ đá Hán Bạch Ngọc. Chúng thực chất là những trụ ngắn nối lan can với các kiến trúc trong hoàng cung.

Vì sao kẻ lạ không có cơ hội đột nhập vào Tử Cấm Thành?
Thạch biệt lạp.

Mỗi thạch biệt lạp gồm 2 phần: đầu và thân. Trong đó, phần đầu đá có hình hoa sen và được khắc 24 đường vân. Những đường vân này tượng trưng cho 24 tiết khí. Vì vậy, chúng còn được gọi là đầu trụ 24 tiết khí. Bên trong phần đầu đá được đục rỗng. Phần thân của thạch biệt lạp được đục lỗ. Có thạch biệt lạp có 1, 2 hoặc 3 lỗ.

Khi phát hiện có kẻ đột nhập vào bên trong Tử Cấm Thành, thị vệ hoặc thái giám trong cung sẽ lấy chiếc tù hình sừng trâu cắm vào lỗ trên thạch biệt lạp và thổi thành tiếng. Âm thanh này sẽ vang khắp hoàng cung. Khi ấy, toàn bộ Tử Cấm Thành được cảnh báo phát hiện kẻ đột nhập và ráo riết truy bắt thủ phạm đồng thời tăng cường bảo vệ cho hoàng đế và hậu cung.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao phòng quan trắc thiên văn thường có mái tròn?

Tại sao phòng quan trắc thiên văn thường có mái tròn?

Đài thiên văn là những công trình trọng yếu trong nghiên cứu thiên văn học, vậy tại sao các đài thiên văn thường có mái tròn?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao truy tìm bệnh nhân số 0 trong đại dịch lại quan trọng?

Vì sao truy tìm bệnh nhân số 0 trong đại dịch lại quan trọng?

Cách nói “bệnh nhân số 0” bắt nguồn từ đại dịch HIV ở Mỹ. Vào đầu năm 1982, có nhiều báo cáo về mối liên quan tình dục giữa một số người nam đồng tính mắc AIDS ở Los Angeles, Mỹ.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao tỷ phú giàu nhất thế giới chế tạo

Vì sao tỷ phú giàu nhất thế giới chế tạo "siêu đồng hồ" 10.000 năm tuổi?

Tỷ phú Jeff Bezos quyết định chi 42 triệu USD để chế tạo chiếc đồng hồ có tuổi thọ lên tới 10.000 năm bên trong một ngọn núi ở Texas.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao một số nam giới đi đại tiện lâu hơn?

Vì sao một số nam giới đi đại tiện lâu hơn?

Vì sao một số đàn ông lại đi đại tiện lâu đến thế và liệu có nguyên nhân khoa học nào hay không?

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao phóng tàu vũ trụ phải dùng tên lửa nhiều tầng?

Vì sao phóng tàu vũ trụ phải dùng tên lửa nhiều tầng?

Các con tàu lên mặt trăng cần có tốc độ 11,2 km/s, còn muốn bay tới các hành tinh khác tốc độ phải lớn hơn nữa. Làm thế nào để đạt tốc độ đó? Chỉ có tên lửa đẩy mới đảm đương nổi việc này.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao sau khi xây xong đập Tam Hiệp, Trung Quốc phải thả vào 10.000 con cá?

Vì sao sau khi xây xong đập Tam Hiệp, Trung Quốc phải thả vào 10.000 con cá?

Đập Tam Hiệp nằm ở Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc là đập thủy điện lớn nhất thế giới, mang lại khả năng kiểm soát lũ hằng năm trên sông Dương Tử và nguồn lợi kinh tế lớn cho Trung Quốc.

Đăng ngày: 24/10/2020
Vì sao Frederic Chopin trăn trối lấy trái tim khỏi cơ thể nếu bị chôn sống?

Vì sao Frederic Chopin trăn trối lấy trái tim khỏi cơ thể nếu bị chôn sống?

Sinh năm 1810, Frederic Chopin là nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba Lan. Một sự thật khó tin là ông mắc nỗi sợ bị chôn sống.

Đăng ngày: 24/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News