Vì sao thế giới đang ở năm 2018 nhưng quốc gia kỳ lạ này thì vẫn là 2011?

Tại đất nước Ethiopia, người ta sinh hoạt theo một lịch riêng chậm hơn chúng ta từ 7 đến 8 năm. Tại sao lại như vậy?

Sự khác biệt giữa lịch dương và lịch Ethiopia

Lịch dương mà chúng ta sử dụng để tính toán thời gian có tên là lịch Gregorian. Nó được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1582 bởi Giáo hoàng Gregory XIII.

Vì sao thế giới đang ở năm 2018 nhưng quốc gia kỳ lạ này thì vẫn là 2011?
Ethiopia - quốc gia tại châu Phi giờ mới là năm 2011.

Lịch Ethiopia và lịch Gregorian đều có điểm chung là lấy ngày sinh của chúa Jesus làm điểm bắt đầu của thời gian. Tuy nhiên, khác biệt nằm ở chỗ người ta tính toán ngày sinh của chúa theo những cách khác nhau.

Đối với lịch thông thường, người ta cho rằng Chúa được sinh vào năm 1 Công nguyên. Còn người Ethiopia, họ tin rằng ngày sinh của Chúa là vào năm 7 Trước Công Nguyên. Điều này đã dẫn đến sự khác biệt về cách thức tính toán thời gian giữa hai loại lịch này. Cụ thể là lịch Ethiopia luôn chậm hơn so với lịch của chúng ta từ 7 đến 8 năm.

Có nghĩa, nếu bây giờ là năm 2018, thì theo lịch Ethiopia mới là năm 2011 thôi.

Điểm đặc biệt của lịch Ethiopia

Lịch Ethiopia có 13 tháng trong 1 năm, trong đó 12 tháng đầu tiên có 30 ngày, còn tháng cuối cùng (được đặt tên là Pagume) chỉ có 5 ngày, và chuyển thành 6 ngày với năm Nhuận. Bộ lịch này cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ Kinh thánh.

Vì sao thế giới đang ở năm 2018 nhưng quốc gia kỳ lạ này thì vẫn là 2011?
Sự khác biệt này cũng không đem lại quá nhiều phiền toái cho khách du lịch.

Ví dụ như ngày đầu tiên của tuần được người dân tại đây gọi là Ehud – có ý nghĩa là ngày đầu tiên mà Chúa tạo ra trời và đất. Hệ thống lịch này cũng bắt đầu với ý tưởng về Adam và Eva sống trong Vườn Địa Đàng trước khi ăn trái cấm và bị đuổi đi. Sau thời gian ăn năn, Đức Chúa trời đã hứa sẽ cứu vớt họ sau 5.500 năm - cũng chính là thời điểm mà Chúa Jesus được sinh ra.

Mặc dù Ethiopia sử dụng một hệ thống lịch riêng khác với đa số các quốc gia trên thế giới, nhưng sự khác biệt này cũng không đem lại quá nhiều phiền toái cho khách du lịch. Hầu hết người dân nước này đều biết tới dương lịch, và thậm chí là sử dụng cả hai loại lịch cùng lúc trong sinh hoạt hàng ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Cứ mỗi mùa Trung thu, hẳn không ít người lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ với những trò chơi không thể nào quên...

Đăng ngày: 12/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News