Vì sao thường xuyên ăn sơn hào hải vị nhưng các phi tần thời xưa vẫn hay đau ốm và không sống thọ?

Bất cứ nữ nhân nào thời xưa cũng đều hy vọng mình có thể lọt vào mắt xanh của hoàng đế. Họ chỉ cần được thông qua những đợt tuyển chọn tú nữ trong hoàng cung là có thể một bước lên tiên, sống cuộc đời nhung lụa.

Tuy nhiên, cuộc sống có xa hoa, ngày ngày ăn sơn hào hải vị thì vẫn có những phi tần dễ ngã bệnh, thậm chí qua đời từ rất trẻ. Vậy nguyên nhân thực sự là gì? Dưới đây là những nguyên nhân khiến các phi tần dễ mắc bệnh.

Tinh thần thường xuyên lo lắng

Những hoàng hậu và phi tần này dường như họ chưa bao giờ thực sự vui vẻ bởi việc hầu hạ hoàng thượng không hề dễ dàng.

Trong hậu cung có hàng ngàn mỹ nữ, những phi tần này rất ít khi được tận mắt thấy hoàng thượng, vì vậy không thể đoán ra được hoàng thượng đang nghĩ gì. Có phi tần một tháng, một năm cũng không được hoàng thượng sủng ái, khiến họ luôn có những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, không biết rằng mình đã phạm phải sai lầm nào đó không mà không được hoàng thượng đoái hoài đến.

Đến khi đột nhiên được gọi đến tên để hầu hạ hoàng thường thì lại có cảm xúc bồn chồn, lo lắng về cử chỉ, hành động, lời nói… cứ tiếp tục như vậy trong thời gian dài chắc chắn sẽ gây ra một số tổn thương tâm lý cho bản thân dẫn đến mắc bệnh.

Luôn phải đề phòng xung quanh, ăn ngủ không ngon


Người trong hoàng tộc thường xuyên ăn sơn hào hải vị nhưng vẫn không thể sống thọ.

Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều phi tần dùng thủ đoạn tàn ác để được thăng tiến, sủng ái. Khi đã đứng được ở địa vị cao đồng nghĩa với việc tay nhuốm máu vô số người, gánh tội ác không dứt. Vì vậy, trong lòng luôn bồn chồn, thân bất an làm sao có thể thanh thản, ngủ ngon giấc được.

Các phi tần ngoài việc ngày ngày nỗ lực chiếm được sự sủng ái, hầu hạ hoàng đế tốt nhất, họ còn lo lắng về sự ghen tị của các phi tần khác sẽ làm tổn hại tới mình.

Nếu may mắn được hoàng thượng sủng ái, có được long thai, họ cũng phải lo lắng đến việc người khác sẽ làm hại con mình. Người không có con thì suốt ngày nghĩ cách để hoàng đế thích mình, luôn lo lắng bị người khác so sánh.

Thói quen ăn uống

Trong cung, chế độ ăn uống của hoàng đế, hoàng hậu và các phi tần luôn đặc biệt. Theo đó, 3 bữa ăn mỗi ngày đều được nhà bếp chuyên dụng của hoàng gia chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên các món sơn hào hải vị tưởng chừng rất ngon miệng và bổ dưỡng này lại ẩn chứa nhiều rủi ro lớn.

Cụ thể, để theo đuổi hương vị thơm ngon của các món ăn dâng lên hoàng đế, có không ít nguyên liệu phải trải qua quá trình chế biến vô cùng phức tạp. Chẳng hạn, các đầu bếp phải tiến hành ướp và hầm các nguyên liệu trong một thời gian dài. Điều này không chỉ làm mất đi chất dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn có thể sản sinh ra các chất có hại cho sức khỏe.


Lạm dụng nhiều thuốc bổ lâu dài có thể gây ra những tổn thương đáng kể. (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, các nữ nhân thường lạm dụng nhiều loại thuốc bổ để giữ gìn sắc xuân. Mặc dù những loại thuốc bổ này có thể cải thiện sức mạnh thể chất trong một thời gian ngắn, nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra những tổn thương đáng kể.

Do hôn nhân cận huyết

Thời xưa, để duy trì quyền lực và bảo vệ dòng máu hoàng tộc tôn quý nên nhiều vị hoàng đế đã kết hôn với những mỹ nữ có quan hệ họ hàng với mình. Họ cũng không biết tác hại của các mối quan hệ hôn nhân cận huyết thống.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học hiện nay, việc kết hôn giữa những người họ hàng gần gũi sẽ gây ra tác hại rất lớn, chẳng hạn như con cái của họ sẽ dễ bị nhiễm các bệnh về di truyền, dị tật bẩm sinh... Đương nhiên, những căn bệnh di truyền do hôn nhân cận huyết có thể là nguyên nhân khiến tuổi thọ của các hoàng đế thời xưa bị rút ngắn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tại sao nguyên tố sắt mà chúng ta đã quá quen thuộc trên Trái đất lại trở thành vật chất cuối cùng của vũ trụ?

Tại sao nguyên tố sắt mà chúng ta đã quá quen thuộc trên Trái đất lại trở thành vật chất cuối cùng của vũ trụ?

Vũ trụ được sinh ra như thế nào? Nó sẽ đi đâu? Trong số rất nhiều giả thuyết về ngày tận thế của vũ trụ, có một lý thuyết đặc biệt thuyết phục: Vũ trụ có thể sẽ trở thành một khối sắt khổng lồ.

Đăng ngày: 10/04/2025
Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua?

Vì sao Mỹ không thể lên Mặt trăng trong 50 năm qua?

50 năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của phi hành đoàn Apollo 17 vào tháng 12-1972, NASA mới hứa sẽ trở lại hành tinh này sớm nhất có thể là vào năm 2025, trong chương trình Artemis.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?

Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng mùi hương đặc biệt của chuối khiến chuột đực trở nên căng thẳng.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Màu mắt là độc nhất và riêng biệt như vân tay của mỗi người. Bạn có thể thấy người xung quanh cùng có màu mắt nâu hoặc đen như mình, nhưng chắc chắn màu mắt ấy hoàn toàn khác biệt.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tại sao cá voi sát thủ chỉ ăn gan của cá mập trắng lớn?

Tại sao cá voi sát thủ chỉ ăn gan của cá mập trắng lớn?

Lý do cá voi sát thủ nhắm vào gan của cá mập trắng lớn là vì nó chứa một lượng lớn hợp chất gọi là squalene. Squalene rất quan trọng trong việc tổng hợp một số hóa chất trong cơ thể cá voi sát thủ.

Đăng ngày: 09/04/2025
Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng?

Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng?

Cá sấu là loài bò sát ăn thịt cỡ lớn rất cổ xưa. Chúng đã sống trên Trái đất 230 triệu năm.

Đăng ngày: 08/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News