Vì sao tìm thấy tổ trứng chim tại Úc lại được coi là phát hiện sinh thái quan trọng?

Một tổ trứng đà điểu Emu ven biển, một trong những loài chim hiếm nhất thế giới và có nguy cơ tuyệt chủng, vừa được phát hiện ở Úc.

Trong một đợt rà soát động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trước khi tiến hành khai thác gỗ, các nhân viên Công ty Lâm nghiệp Úc đã phát hiện một tổ trứng có màu xanh đậm. Tổ trứng sau đó được xác định là trứng đà điểu Emu ven biển, một trong những loài chim hiếm nhất thế giới.

Vì sao tìm thấy tổ trứng chim tại Úc lại được coi là phát hiện sinh thái quan trọng?
Đà điểu Emu ven biển khi trưởng thành tại Công viên quốc gia Bungawalbin (ảnh trái) và tổ trứng đà điểu Emu ven biển được phát hiện ở bang New South Wales, Úc - (Ảnh: Forestry Corporation & Jimmy Malecki).

Họ gọi đây là một "phát hiện sinh thái quan trọng" vì kể từ năm 2002, chính quyền bang New South Wales (Úc) đã coi loài đà điểu này là loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo trang IFLScience, loài đà điểu Emu ven biển từng phổ biến khắp duyên hải đông bắc bang New South Wales và đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán hạt giống và trái cây khắp khu vực. Tuy nhiên, kể từ năm 2002 chúng được coi là có nguy cơ tuyệt chủng, chủ yếu do bị săn mồi và ô tô đâm trúng.

Hiện tại chỉ còn một quần thể nhỏ chưa tới 50 con đà điểu Emu ven biển ở khu vực North Coast của New South Wales. Do đó, việc phát hiện 10 quả trứng đà điểu Emu ven biển, gồm 9 quả trong tổ và 1 quả ở gần tổ, là một phát hiện quan trọng.

Nhà sinh thái học cấp cao Chris Slade, làm việc tại Công ty Lâm nghiệp Úc, cho biết họ đang nỗ lực để những quả trứng đều có thể nở thành đà điểu Emu con.

Trong số 3 quả trứng để lại tổ, đã có 2 quả nở thành đà điểu con. 7 quả trứng khác được nhóm Saving Our Species của Sở Môi trường bang New South Wales đưa vào lồng ấp nhân tạo theo chương trình nhân giống đà điểu Emu ven biển.

Công ty Lâm nghiệp Úc cũng đã tự nguyện dừng hoạt động khai thác gỗ tại khu vực xung quanh tổ trứng đà điểu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Rắn chàm nôn ra rắn đuôi chuông còn sống

Rắn chàm nôn ra rắn đuôi chuông còn sống

Con rắn chàm lớn cùng lúc nôn ra hai nạn nhân là rắn chuột và rắn đuôi chuông để tránh mắc nghẹn và chạy trốn do hoảng sợ khi thấy có người gần đó.

Đăng ngày: 22/09/2024
Những con gấu nâu xảo quyệt và đáng sợ như thế nào?

Những con gấu nâu xảo quyệt và đáng sợ như thế nào?

Gấu nâu, một loài thú ăn thịt lớn sinh sống ở Bắc Mỹ và Bắc Cực, có thể trông dễ thương và hiền lành, nhưng thực tế lại là một trong những loài săn mồi đáng gờm và xảo quyệt nhất.

Đăng ngày: 21/09/2024

"Cỗ xe thịt - Kẻ bảo vệ không ngờ của hệ sinh thái châu Phi

Lục địa châu Phi từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất của các loài động vật ăn thịt mạnh mẽ như sư tử, cá sấu sông Nile, hay loài rắn mamba đen chết chóc.

Đăng ngày: 21/09/2024
Tái diễn tình trạng cá heo nước ngọt Amazon tử vong vì hạn hán kỷ lục

Tái diễn tình trạng cá heo nước ngọt Amazon tử vong vì hạn hán kỷ lục

Tình trạng cá heo hồng quý hiếm tại lưu vực sông Amazon tử vong do hạn hán kỷ lục, cảnh báo về sự dễ bị tổn thương của loài động vật này

Đăng ngày: 21/09/2024
Loài vật nào tiến hóa nhanh nhất?

Loài vật nào tiến hóa nhanh nhất?

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất thằn lằn tuatara hay cá hoàng đế là động vật có xương sống tiến hóa nhanh nhất.

Đăng ngày: 20/09/2024
Cách thằn lằn nước thích nghi để sống sót trước kẻ săn mồi

Cách thằn lằn nước thích nghi để sống sót trước kẻ săn mồi

Cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài thằn lằn này thực ra là cách để chúng sống sót trước những kẻ săn mồi khát máu.

Đăng ngày: 20/09/2024
Đàn cá nhảy lên mặt nước ở hồ Linh Đàm, Hà Nội: Dân tình hoang mang, chuyên gia lý giải bất ngờ!

Đàn cá nhảy lên mặt nước ở hồ Linh Đàm, Hà Nội: Dân tình hoang mang, chuyên gia lý giải bất ngờ!

Có người lý giải rằng vì thiếu oxy nên cá phải nhảy lên tìm oxy.

Đăng ngày: 20/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News