Vì sao Trái đất lại có gió?

Dù là một cơn gió nhẹ hay một cơn bão mạnh, tất cả đều do Mặt trời. Nhưng làm thế nào mà cơn gió thổi trên đường phố lại có thể bị điều khiển bởi một thứ ở quá xa như vậy?

Chỉ mất 8 phút để ánh sáng đi từ Mặt trời đến bề mặt Trái đất. Khi đến hành tinh của chúng ta, nó sẽ làm ấm mọi thứ. Bạn có thể tự mình trải nghiệm điều này khi ngồi ngoài trời dưới bầu trời xanh và cảm nhận hơi ấm của Mặt trời trên làn da của chính mình.

Khi bề mặt Trái đất nóng lên, không khí đủ ấm, nó sẽ bay lên cao. Đây là cách khinh khí cầu bay, chỉ cần một ngọn lửa nhỏ làm nóng không khí bên trong quả bóng bay để nâng nó lên. Khi một khoảng không khí ấm tăng lên thì không khí gần đó mát hơn sẽ tràn vào để lấp đầy không gian trống bị bỏ lại. Luồng không khí ào ạt chính là cái mà chúng ta gọi là gió.


Nước biển ấm là nguồn cung cấp năng lượng tăng cường sức gió của một cơn bão đang phát triển.

Khi thổi, gió xoay và xoáy theo các hướng khác nhau do một lực vô hình gọi là lực Coriolis. Nếu các điều kiện phù hợp, lực Coriolis cuốn gió thành một vòng xoáy khổng lồ, hay những cơn bão.

Ở vùng nhiệt đới, nước biển ấm là nguồn cung cấp năng lượng tăng cường sức gió của một cơn bão đang phát triển. Nếu tốc độ gió đạt tới khoảng 120km/h sẽ là một cơn bão lớn có thể gây ra sự tàn phá rất lớn.

Gió mạnh cũng có thể được gây ra bởi không khí chìm. Điều này thường xuyên xảy ra khi có giông bão. Khi không khí bên dưới một đám mây dông trở nên rất lạnh, nó sẽ chìm xuống mặt đất lao đi với tốc độ nhanh. Đây là lý do tại sao một ngày hè ấm áp có thể đột ngột dịu đi nếu một cơn bão ở gần đó.

Gió bị xoắn và quay bởi nhiều chướng ngại vật mà nó gặp phải trên đường đi. Trong rừng, cây cối chắn gió và bảo vệ tầng rừng khỏi gió giật. Ở các thành phố lớn, những tòa nhà chọc trời cao chót vót có khả năng hút luồng gió vào những khoảng hẹp giữa chúng.

Các chướng ngại vật lớn hơn nhiều, như đại dương hoặc các dãy núi biến gió thành các mô hình lớn có thể dự đoán được, định hình thời tiết và khí hậu trên khắp hành tinh.

Những mô hình này đã định hình quá trình lịch sử trên Trái đất. Những cơn gió mang đến những cơn mưa cho phép các xã hội cổ đại phát triển sản xuất lương thực và thịnh vượng. Hay những cơn gió nhiệt đới được gọi là gió mậu dịch đã đưa những nhà thám hiểm ban đầu băng qua các đại dương rộng lớn đến những thế giới mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News