Vi sinh vật biển sẽ là "quân bài bí mật" chống lại khí nhà kính?

Liệu các loài sinh vật nhỏ nhất của tự nhiên có thể giúp chúng ta giảm mức độ CO2 tăng cao và thậm chí là sự cố tràn dầu không? Tuy có vẻ kì lạ nhưng câu trả lời là có. Với nghiên cứu mới về các vi sinh vật biển cho thấy, những sinh vật nhỏ bé này rất "thèm ăn" và thức ăn của chúng là các chất gây ô nhiễm.

Chúng là những vi sinh vật ở Vịnh California, khoảng 2.000 mét dưới mực nước biển. Nghiên cứu mới đây đã xác định được 551 bộ gene riêng biệt (bao gồm 22 bộ gene chưa từng được ghi nhận trước đó) và các vi sinh vật đó đã hấp thụ hydrocacbon như mêtan và butan để làm nguồn năng lượng sống.

"Điều này cho thấy các đại dương chứa sự đa dạng sinh học chưa được khám phá và các vi sinh vật có khả năng làm giảm lượng dầu tràn và các hóa chất độc hại khác", nhà khoa học biển Brett Baker từ Đại học Texas (Austin) cho biết.

"Bên dưới đáy đại dương là hồ chứa khí hydrocacbon khổng lồ (bao gồm mêtan, propan, butan ...) và các vi khuẩn này ngăn chặn khí nhà kính thoát ra ngoài khí quyển".

Vi sinh vật biển sẽ là quân bài bí mật chống lại khí nhà kính?
Vi sinh vật nhỏ bé này có thể giúp chúng ta giảm mức độ CO2 đang tăng cao.

Chúng không chỉ giữ chất độc lại mà còn hữu ích trong việc hạn chế và làm sạch nguồn ô nhiễm trong tương lai, nếu khả năng này của chúng được khai thác hoặc sao chép. Đây chỉ là những bước đầu tiên trong việc nghiên cứu về những sinh vật nhỏ bé này, nhưng cách chúng "ăn" hydrocacbon rất đáng chú ý.

Thật vậy, 22 loại vi khuẩn mới này có sự khác biệt về mặt di truyền so với bất kỳ thứ gì chúng ta đã thấy trước đây, chúng trông giống như một nhánh mới trên cây sự sống mà các nhà khoa học sử dụng để ghi lại về tất cả các sinh vật sống.

Nhưng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, vì ước tính rằng 99,9% vi khuẩn trên thế giới vẫn chưa thể được tái tạo trong phòng thí nghiệm, có nghĩa là vẫn còn có hàng tỷ loại sinh vật sống như thế này để các nhà khoa học khám phá và tìm hiểu.

"Cây sự sống là thứ mà con người đã cố gắng hiểu kể từ khi Darwin nảy ra khái niệm này cách đây hơn 150 năm và nó vẫn là mục tiêu vào thời điểm này", Barker nói.

Tuy nhiên, nhờ có những cải tiến trong trình tự DNA và phần mềm máy tính, chúng ta đang ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu đó qua năm tháng. Các vi khuẩn được phát hiện trong nghiên cứu này có thể cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về sinh học cũng như mở ra cho chúng ta cơ hội ngăn các chất gây ô nhiễm bị thải ra môi trường.

Tiến hành nghiên cứu thêm và thu thập nhiều mẫu sinh vật hơn là điều cần thiết để có được bức tranh hoàn chỉnh về cách thức hoạt động của các vi sinh vật biển sâu này. Tuy nhiên, hiện tại các nhà khoa học vẫn còn rất nhiều ẩn số phải giải đáp.

"Chúng tôi nghĩ rằng đây chỉ là đỉnh của tảng băng trôi về mặt đa dạng trong lưu vực Guaymas", Baker nói.

"Vì vậy, chúng tôi đang thực hiện nhiều trình tự DNA hơn để cố gắng khá phá thêm nhiều điều nữa. Bài báo này thực sự chỉ là một ít hé lộ đầu tiên về những gì họ đang làm".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao Hà Nội nắng nóng trong những ngày đông?

Vì sao Hà Nội nắng nóng trong những ngày đông?

Những ngày này, miền Bắc mà điển hình là Hà Nội đang có trạng thái thời tiết sáng sớm se lạnh nhưng vào ban ngày lại nắng nóng như mùa hè, dù đã bước sang mùa đông.

Đăng ngày: 04/12/2018
Nhiệt cực đoan do biến đổi khí hậu gây nguy hại đến 157 triệu người

Nhiệt cực đoan do biến đổi khí hậu gây nguy hại đến 157 triệu người

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu đang khiến chúng ta gặp nguy cơ rất cao về sức khỏe.

Đăng ngày: 04/12/2018
Cách xử lý rác thải đơn giản của Úc vừa hiệu quả vừa tiết kiệm

Cách xử lý rác thải đơn giản của Úc vừa hiệu quả vừa tiết kiệm

Ô nhiễm rác thải hiện đang là một trong những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nó không chỉ gây nguy hiểm tới con người mà còn phá hủy hệ sinh thái động vật hoang dã.

Đăng ngày: 30/11/2018
Tìm vàng từ rác thải công nghệ

Tìm vàng từ rác thải công nghệ

Giới khoa học công bố kết quả những nghiên cứu "thu hồi" vàng trong rác thải công nghệ đến bất ngờ. Cứ 1 tấn smartphone rác, người ta sẽ thu được khoảng 350 gam vàng.

Đăng ngày: 29/11/2018
Giới khoa học đề xuất phun chất hóa học lên bầu khí quyển để giảm biến đổi khí hậu

Giới khoa học đề xuất phun chất hóa học lên bầu khí quyển để giảm biến đổi khí hậu

Khi thấy các nhà khoa học đề xuất chống lại biến đổi khí hậu bằng cách phun chất hóa học lên tầng khí quyển của Trái đất, ta sẽ nghĩ ngay đến cụm "túng quá hóa liều".

Đăng ngày: 29/11/2018
Thiên đường chim hoang dã lộng lẫy bậc nhất chính là hòn đảo này

Thiên đường chim hoang dã lộng lẫy bậc nhất chính là hòn đảo này

Từ Wellington, thủ đô của New Zealand, chỉ mất khoảng một giờ lái xe về phía bắc là tới bờ biển Kapiti. Đây cũng là nơi có đảo Kapiti, một trong những khu bảo tồn chim hoang dã tuyệt vời nhất.

Đăng ngày: 28/11/2018
Thành phố Trung Quốc bị tường cát cao 100m “nuốt chửng” sau 5 phút

Thành phố Trung Quốc bị tường cát cao 100m “nuốt chửng” sau 5 phút

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), khu vực miền trung và tây tỉnh Gansu, trải dài trên phạm vi 1000km bị một trận bão cát tấn công hôm 26/11.

Đăng ngày: 28/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News