Viêm não Nhật Bản vào đỉnh dịch

Tháng 7 là thời điểm đỉnh của dịch viêm não Nhật Bản. Từ đầu mùa đến nay, Bệnh viện Nhi trung ương ghi nhận 46 ca bệnh, trong đó Hà Nội nhiều nhất với 15 ca, một người tử vong.

Cả nước hiện ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố, có 5 ca tử vong. Ước tính số ca viêm não Nhật Bản chiếm 10-15% trong đó.

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi trung ương, 46 ca viêm não Nhật Bản xuất phát từ 18 tỉnh, thành miền Bắc, trong đó nhiều nhất là Hà Nội rồi đến Hải Dương. Số mắc chủ yếu ở trẻ dưới 15, trẻ dưới 1 tuổi chiếm khoảng 15%.


Viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong cao, khoảng 10-20%. (Ảnh: Hà An)

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng cho biết, viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10-20%. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng mùa dịch là vào các tháng hè và đỉnh điểm là tháng 6-8.

Biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ, tiêm 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Tiêm đủ 3 mũi, hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm.

Vì thế, theo tiến sĩ Phu, trẻ cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau: Mũi 1 lúc được 1 tuổi; Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản, trong đó mũi 1 cần tiêm càng sớm càng tốt. Thời gian cách tiêm các mũi khác tương tự như trên.

Khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cũng có một tỷ lệ nhất định có tác dụng phụ. Cụ thể, tại chỗ tiêm có thể bị đau, sưng đỏ, một số ít có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Ngoài ra có một tỷ lệ vô cùng nhỏ (khoảng 1/1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc phản vệ) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.

Viêm não Nhật Bản là bệnh do muỗi truyền. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là từ lợn), sau đó đốt người và truyền bệnh cho người. Vì thế, ngoài tiêm vắc xin, người dân cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, rời chuồng gia súc xa nhà. Nên ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vào ngày 4-5/7, Hà Nội sẽ triển khai tiêm vét vắc xin viêm não Nhật Bản cho các trẻ còn lại chưa được tiêm trong 2 đợt vừa qua. Hiện nay vắc xin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng mới áp dụng cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi, là nhóm trẻ có nguy cơ mắc và biến chứng cao nhất.

 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News