Viên đá 29 triệu năm tuổi trên vòng cổ của pharaoh Tutankhamun
Viên đá lớn ở chính giữa vòng cổ của pharaoh Tutankhamun là kết quả từ vụ va chạm khi thiên thạch đâm xuống Trái Đất cách đây 29 triệu năm.
Chiếc vòng cổ của pharaoh Tutankhamun. (Ảnh: IFL Science).
Khoảng 29 triệu năm trước, cát ở phía tây sa mạc Ai Cập tan chảy, tạo ra những viên thủy tinh màu vàng hoàng yến nhỏ xíu. Một số được dùng để trang trí vòng cổ đeo trước ngực vua Tutankhamun. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia và Áo công bố hôm 2/5 trên tạp chí Địa chất học xác nhận loại thủy tinh giống đá mã não có nguồn gốc từ vụ va chạm giữa thiên thạch và bề mặt Trái Đất.
Nhiệt độ phát sinh từ vụ va chạm thiên thạch hoặc vụ nổ trên không đều đủ làm chảy cát trên sa mạc, tạo ra các hạt thủy tinh. Sóng xung kích từ vụ nổ trên có áp suất hàng nghìn pascal, nhưng chỉ những vụ va chạm thiên thạch trên mặt đất với sóng xung kích có áp suất hàng tỷ pascal mới đủ mạnh để tạo ra khoáng chất reidite.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học phân tích khoáng chất zircon tìm thấy trong loại thủy tinh đặc biệt ở Ai Cập. Cấu tạo của nó cung cấp bằng chứng về sự tồn tại của reidite. Nói cách khác, reidite bị biến đổi thành zircon dưới tác động của sóng xung kích áp suất cao trong vụ va chạm thiên thạch.
"Những vụ va chạm với thiên thạch là sự kiện có sức tàn phá lớn nhưng không phổ biến. Vụ nổ trên không xảy ra thường xuyên hơn, nhưng chúng ta có thể chắc chắn sự kiện giống như vụ va chạm tạo ra đá thủy tinh ở Ai Cập sẽ không xảy ra trong tương lai gần", đồng tác giả nghiên cứu Aaron Cavosie, nghiên cứu sinh ở Đại học Curtin, Australia, cho biết.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".
