Viên nang robot phát hiện ung thư ruột thay cho nội soi
Robot tí hon đường kính 21mm, dài 39mm có thể chụp ảnh bên trong đại tràng mà không cần nội soi gây đau đớn.
Công bố của các nhà khoa học từ London (Anh) ngày 20/6, viên nang Sonopill chứa đầu dò siêu âm siêu nhỏ, đèn LED, camera và nam châm. Một sợi cáp linh hoạt rất nhỏ được buộc vào viên nang đi vào cơ thể qua trực tràng và gửi hình ảnh siêu âm trở lại máy tính trong phòng xét nghiệm. Theo chuyên gia, siêu âm vi mô có thể ghi lại hình ảnh với độ phân giải cao và nhận ra các tổn thương nhỏ ở các lớp bề mặt của ruột, cung cấp thông tin có giá trị về các dấu hiệu ban đầu của bệnh.
Viên nang được điều khiển bên trong đại tràng để chụp ảnh siêu âm và xác định một số loại thay đổi thế bào liên quan ung thư. (Ảnh: News Nation).
Viên nang hoạt động dựa trên nguyên tắc nam châm có thể hút và đẩy nhau. Các nam châm trên cánh tay robot sẽ tương tác với một nam châm bên trong viên nang, nhẹ nhàng di chuyển nó qua đại tràng. Ngoài ra, các lực từ trường được sử dụng là vô hại và có thể đi qua mô cơ thể mà không cần kết nối vật lý giữa cánh tay robot và viên nang. Đặc biệt, hệ thống trí thông minh nhân tạo đảm bảo cho viên nang trơn có thể tự định vị chính xác vào thành ruột để có được hình ảnh siêu âm chất lượng tốt nhất.
"Viên nang là đỉnh cao của công trình nghiên cứu kéo dài suốt một thập kỷ có khả năng thay đổi cách kiểm tra đường tiêu hóa", giáo sư Pietro Valdastri, từ Đại học Leeds (Anh) cho biết.
Robot điều khiển có thể định vị vị trí của viên nang bất cứ lúc nào và điều chỉnh nam châm điều khiển bên ngoài để thực hiện chụp ảnh chẩn đoán trong khi vẫn duy trì tín hiệu siêu âm chất lượng cao.
Hiện, có hơn 8 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh về đường tiêu hóa trên thế giới, nhất là ung thư ruột. Với nhu cầu càng cao về nội soi, tìm ra phương pháp điều trị chính xác, tiết kiệm, hiệu quả là cần thiết với người bệnh.
"Chúng tôi hy vọng trong tương lai gần, viên nang sẽ được đưa vào sử dụng phổ biến, chẩn đoán hiệu quả các bệnh nghiêm trọng ở giai đoạn đầu và theo dõi hệ thống tiêu hóa của tất cả mọi người", chuyên gia Sandy Burran, giáo sư tại Đại học Glasgow ở Anh nói.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
