Việt Nam có quan sát được nhật thực hình khuyên tháng 10?

Hàng triệu người ở châu Mỹ sẽ có thể được chứng kiến một hiện tương thiên văn thú vị vào ngày 14/10 tới đây, đó là nhật thực hình khuyên (khi Mặt trăng được nhìn thấy che lấp Mặt trời).

8 năm nữa Việt Nam mới quan sát được nhật thực hình khuyên

Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt trăng ở rất xa Trái đất để che khuất hoàn toàn Mặt trời. Điều này dẫn đến một vòng ánh sáng xung quanh đĩa Mặt trăng. Nhật thực hình khuyên không thể nhìn thấy vành nhật hoa của Mặt trời. Đường đi của nhật thực sẽ bắt đầu ở Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển phía nam Canada và di chuyển qua phía tây nam Hoa Kỳ và Trung Mỹ, Columbia và Brazil. Nhật thực một phần sẽ được nhìn thấy trên khắp Bắc và Nam Mỹ.

Việt Nam có quan sát được nhật thực hình khuyên tháng 10?
Nhật thực hình khuyên là hiện tượng thiên văn thú vị được nhiều người mong đợi.

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, ngày 14 tháng 10 này, một số khu vực ở châu Mỹ sẽ quan sát được nhật thực hình khuyên. Đây là hiện tượng Mặt trăng xen vào giữa Trái đất và Mặt trời, nhưng ở thời điểm nó đang ở vùng quỹ đạo xa Trái đất (gần viễn địa), khiến cho nó không che được hoàn toàn Mặt trời, và do đó thay vì nhật thực toàn phần, người quan sát sẽ thấy một phần của Mặt trời lộ ra dưới dạng một vành sáng bao quanh Mặt trăng.

Rất tiếc, ở Việt Nam chúng ta sẽ không quan sát được nhật thực hình khuyên này. Ngoài một vài lần có độ che phủ nhỏ tới mức không đang kể, thì chỉ có khu vực các tỉnh phía Nam của Việt Nam sẽ quan sát được nhật thực đáng kể vào năm 2028. Với khu vực phía Bắc, người quan sát sẽ phải đợi tới tháng 5 năm 2031.

Mặt trăng sẽ gần như che khuất Mặt trời khi nhìn từ Trái đất, nhưng trên thực tế, Mặt trăng nhỏ hơn nhiều so với Mặt trời, nhưng nó lại ở gần hành tinh của chúng ta hơn rất nhiều. Đường kính của Mặt trăng là 3.476 km, so với đường kính của Mặt trời khoảng 1,4 triệu km và đường kính của Trái đất là 12.742 km.

Các chuyên gia cảnh báo rằng, sẽ không an toàn khi nhìn thẳng vào Mặt trời chói chang mà không sử dụng thiết bị bảo vệ mắt chuyên dụng được thiết kế để xem nhật thực. Bởi vì Mặt trời không bao giờ bị Mặt trăng che chắn hoàn toàn trong nhật thực hình khuyên nên việc nhìn thẳng vào nó mà không có biện pháp bảo vệ mắt sẽ là không an toàn.

Những hiện tượng thiên văn kỳ thú trong tháng 10

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), tháng 10 sẽ diễn ra nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú. Đầu tiên là ngày 8, 9 tháng 10 – Mưa sao băng Draconids. Draconids là một trận mưa sao băng nhỏ kéo dài chỉ tạo ra khoảng 10 sao băng mỗi giờ. Trận mưa sao băng này sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 8 tháng 10. Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Draco nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

Ngày 15/10, Mặt trăng sẽ ở cùng hướng với Trái đất so với Mặt trời và sẽ không xuất hiện trên bầu trời đêm. Giai đoạn này diễn ra vào 00:56. Đây là thời điểm tốt nhất để quan sát những thiên thể mờ nhạt như thiên hà và cụm sao bởi chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.

Ngày 20, 21/10 mưa sao bằng Orionids là trận mưa sao bằng trung bình, tạo ra lên đến 20 ngôi sao một giờ khi đạt cực đại. Nó được tạo ra bởi những hạt bụi còn sót lại của sao chổi Halley, đã được biết đến và được quan sát từ thời cổ xưa. Trận mưa sao băng diễn ra hang năm từ ngày 2 tháng 10 đến ngày 7 tháng 11. Cực đại của năm nay là vào đêm ngày 21 tháng 10.

Ngày 23/10, Sao Kim đạt ly giác cực đại phía Tây. Sao Kim đạt ly giác cực đại về phía đông, lên tới 46,4 độ so với Mặt trời. Đây là thời điểm tốt nhất để ngắm sao Kim vì nó sẽ ở điểm cao nhất phía trên đường chân trời trên bầu trời buổi sáng. Hãy tìm kiếm hành tinh sáng trên bầu trời phía đông trước khi Mặt trời mọc.

Ngày 29/10 là hiện tượng trăng tròn và nguyệt thực một phần. Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt trăng đi qua bóng một phần của Trái đất hay còn gọi là vùng nửa tối và chỉ một phần của Mặt trăng đi qua vùng tối nhất hay còn gọi là Umbra. Trong loại nguyệt thực này, một phần của Mặt trăng sẽ tối đi khi nó di chuyển qua bóng của Trái đất. Nguyệt thực sẽ được nhìn thấy trên khắp Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và miền tây Australia.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sứ mệnh kéo dài 7 năm của NASA đã kết thúc thành công và sắp hé lộ những bí ẩn của Hệ Mặt trời!

Sứ mệnh kéo dài 7 năm của NASA đã kết thúc thành công và sắp hé lộ những bí ẩn của Hệ Mặt trời!

Vũ trụ rộng lớn chứa đựng tất cả những tưởng tượng của con người về những điều chưa biết.

Đăng ngày: 04/10/2023
Vì sao tàu thăm dò NASA suýt bị “nuốt chửng” khi mang về “nắm đất” nặng 250gr từ nơi cách Trái đất 6,2 tỷ km?

Vì sao tàu thăm dò NASA suýt bị “nuốt chửng” khi mang về “nắm đất” nặng 250gr từ nơi cách Trái đất 6,2 tỷ km?

Vào năm 2018, khi hạ cánh trên tiểu hành tinh Bennu để lấy mẫu vật, tàu thăm dò OSIRIS-REx suýt bị chôn vùi do bề mặt của thiên thể này khác xa với dự đoán ban đầu.

Đăng ngày: 04/10/2023
Xem các phi hành gia Trung Quốc thắp ngọn lửa hình cầu trên trạm vũ trụ Thiên Cung

Xem các phi hành gia Trung Quốc thắp ngọn lửa hình cầu trên trạm vũ trụ Thiên Cung

Các phi hành gia Thần Châu 16 của Trung Quốc đã thực hiện một thí nghiệm gây ngạc nhiên trong không gian liên quan đến ngọn lửa trên trạm vũ trụ Thiên Cung.

Đăng ngày: 04/10/2023

"Nhà máy" sản xuất chất bán dẫn sắp phóng lên không gian

Startup Anh Space Forge chuẩn bị phóng vệ tinh thử nghiệm nhằm sản xuất các vật liệu bán dẫn mới, dự kiến có thể dùng cho thiết bị điện tử.

Đăng ngày: 03/10/2023
Tàu vũ trụ Nhật “bắn tỉa Mặt trăng” sắp chạm mục tiêu

Tàu vũ trụ Nhật “bắn tỉa Mặt trăng” sắp chạm mục tiêu

Nếu thành công, Nhật sẽ trở thành quốc gia thứ 5 sau Nga, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ có tàu vũ trụ hạ cánh thành công trên Mặt Trăng.

Đăng ngày: 03/10/2023
Bạn sẽ thấy gì nếu rơi vào lỗ đen?

Bạn sẽ thấy gì nếu rơi vào lỗ đen?

Lỗ đen là một thiên thể cực kỳ đặc, có lực hấp dẫn lớn đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra khỏi nó, do đó có tên là " lỗ đen".

Đăng ngày: 03/10/2023
Màu sắc trông như thế nào trên các hành tinh khác?

Màu sắc trông như thế nào trên các hành tinh khác?

Mắt và não người có cơ chế tự điều chỉnh trong một môi trường hoàn toàn mới, ví dụ như hành tinh khác, cả về màu sắc lẫn cường độ.

Đăng ngày: 03/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News