Việt Nam không quan sát được nhật thực đầu tiên của năm
Việt Nam sẽ không quan sát được hiện tượng thiên văn kỳ thú là nhật thực vành khuyên diễn ra vào rạng sáng 10/5.
Nếu như người xem thấy mặt trăng che mặt trời hoàn toàn ở nhật thực toàn phần, thì mặt trăng chỉ che một phần của mặt trời ở nhật thực vành khuyên.
Khi có nhật thực vành khuyên, mặt trời trông giống như chiếc nhẫn. (Ảnh: scopetrader.com)
Theo anh Nguyễn Đức Phường, Hội thiên văn Vũ trụ Việt Nam, nhật thực vành khuyên sẽ diễn ra khoảng 3 giờ sáng ngày 10/5 theo giờ Hà Nội. Mặt trăng sẽ che khuất khoảng 95% mặt trời, phần còn lại của hành tinh này không bị che khuất (do đĩa mặt trời to hơn mặt trăng) sẽ có ánh sáng, vì vậy trông nó như chiếc nhẫn.
"Rất tiếc Việt Nam không nằm trong vùng quan sát hiện tượng lần này", anh Phường nói.
Cũng theo anh Phường, chỉ một số vùng thuộc Australia, vài quốc đảo ở Thái Bình Dương có thể quan sát được hiện tượng kỳ thú trên. Tại Đông Nam Á, Philippines, Indonesia cũng có thể thấy một phần.
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa trái đất và mặt trời. Nhật thực vành khuyên xảy ra hàng năm khi trái đất ở vị trí gần nhất so với mặt trời và mặt trăng ở vị trí xa nhất so với địa cầu. Do đó mặt trăng không đủ lớn để che khuất toàn bộ mặt trời và hai vùng nửa tối tạo ra bởi mặt trăng sẽ mở rộng hơn so với khi nhật thực toàn phần, đồng thời xen phủ nhau tạo thành một vùng gọi là vùng bóng tối giả. Cư dân những vùng trên trái đất bị vùng bóng tối giả này quét qua sẽ quan sát được nhật thực hình khuyên, còn trong vùng nửa tối sẽ quan sát được nhật thực một phần.
Các chuyên gia cảnh báo, khác với nguyệt thực, khi quan sát nhật thực người xem phải đeo các thiết bị bảo vệ mắt.
Lần nhật thực tiếp theo sẽ diễn ra đầu tháng 11 tới và chỉ người sống ở châu Phi, nam châu Âu và bắc Đại Tây Dương mới quan sát được.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
