Việt Nam phải đón 6-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, năm 2012, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông có khả năng nhiều hơn trung bình nhiều năm và xuất hiện sớm hơn so với quy luật hàng năm (bình thường vào khoảng giữa tháng 5).
Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam có khả năng từ 6-7 cơn (cao hơn so với trung bình nhiều năm) và nhiều hơn so với năm 2011.
Mùa mưa bão năm nay có diễn biến khá bất thường bởi ngay trung tuần tháng 2/2012, trên Biển Đông đã xuất hiện áp thấp nhiệt đới nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Trong tháng 3, phía Nam biển Đông đã có cơn bão đầu tiên hoạt động. Đây là cơn bão bất thường vì có chu kỳ hơn 40 năm mới lặp lại.
Trên phạm vi cả nước, nền nhiệt độ toàn mùa phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, riêng khu vực Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế các tháng nửa đầu mùa có nền nhiệt độ thấp hơn một chút so với trung bình nhiều năm, các tháng nửa cuối mùa ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Trong những tháng mùa Hè, các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một số đợt nắng nóng, song mức độ, phạm vi ảnh hưởng không rộng, cường độ ít gay gắt và có khả năng tương đương như mùa hè năm 2011.
Các tháng đầu mùa lượng mưa ở phía Tây Bắc Bộ có khả năng ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, phía Đông Bắc Bộ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; các tháng giữa và cuối mùa ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Các đợt mưa lớn có khả năng sẽ tập trung từ tháng 5 đến tháng 7/2012.
Lượng mưa các tháng đầu mùa tại khu vực Bắc Trung Bộ cao hơn một chút so với trung bình nhiều năm, khu vực Trung và Nam Trung Bộ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm; các tháng cuối mùa toàn Trung Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Nam Bộ và Tây Nguyên có lượng mưa toàn mùa sẽ cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Khả năng mùa mưa tại Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ đến sớm hơn so với bình thường, trước đầu tháng 5/2012.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
