Vinasat-1 có an toàn trước bão từ?
Trước thông tin về trận bão từ lớn có thể xảy ra, tại Việt Nam đã xuất hiện quan ngại về ảnh hưởng của bão từ đến việc vận hành vệ tinh Vinasat-1 - vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam.
Anh Đinh Quốc Trí, quản trị kỹ thuật của phòng nghiên cứu không gian F-Space, ĐH FPT, cho biết tác động của những trận bão từ có cường độ mạnh đến hoạt động của các vệ tinh trên quỹ đạo là rất lớn. Dao động từ trường trong các trận bão từ có thể làm mất tín hiệu liên lạc giữa vệ tinh với mặt đất và phá hỏng các linh kiện trong vệ tinh. Tùy mức độ tác động mà vệ tinh có thể lệch quỹ đạo, thay đổi tốc độ hoặc ngừng hoạt động, rơi từ từ và bốc cháy trong khí quyển.
Ảnh. (Nguồn: baodatviet.vn)
Ngày 4.8, TS Hà Duyên Châu, Viện Vật lý địa cầu, cho biết: cơn bão từ được các chuyên gia NASA dự báo đã tác động lên Trái đất từ 18g GMT cùng ngày (1 giờ Việt Nam). Những kết quả đo ban đầu của Viện Vật lý địa cầu cho thấy tác động của bão từ không mạnh, với cường độ chỉ đạt tới 107 nT. Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục theo dõi và phân tích các dữ liệu của trận bão từ này.
“Nhìn chung, đây chỉ là một trận bão từ có cường độ yếu. Với cường độ này, bão từ không ảnh hưởng đến hoạt động của vệ tinh Vinasat-1”, TS Châu nhận định.
Theo TS Châu, dựa trên cường độ bão từ được xếp theo cấp từ G1 - G5 tương ứng với các cấp yếu, trung bình, vừa, mạnh, rất mạnh. Trong đó, bão từ cấp trung bình (200 nT) trở lên mới có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của vệ tinh. Nhận định trên của TS Châu được ông ông Hoàng Phúc Thắng, Phó Đài điều khiển Quế Dương khẳng định: "Trận bão từ vừa rồi không ảnh hưởng gì đến việc vận hành của vệ tinh Vinasat-1. Mọi hoạt động điều khiển vệ tinh vẫn diễn ra bình thường".
Nhiều thập kỷ trước, do chưa có những biện pháp bảo vệ nên trên thế giới đã xảy ra rất nhiều sự cố hỏng vệ tinh do tác động của bão từ. Ngày nay, khi chế tạo vệ tinh các nhà sản xuất đã sử dụng những vật liệu có khả năng chống sự biến thiên rất mạnh của từ trường, cải thiện đang kể khả năng chống chịu của vệ tinh trước những cơn bão từ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
