Virus A/H1N1 ngày càng nguy hiểm
Virus cúm A/H1N1 đã trở nên nguy hiểm hơn so với các loại virus cúm thông thường do tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của chúng trong hệ hô hấp người, theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học trường Đại học Wisconsin (Mỹ) công bố ngày 13-7.
Các nhà khoa học trên đã tiến hành các thí nghiệm ở khỉ, chuột và chồn. Kết quả cho thấy virus cúm A/H1N1 phát triển mạnh và gây thương tổn cho hệ hô hấp của con người, trong đó có phổi, nghiêm trọng hơn so với các loại virus cúm theo mùa.
Ngoài ra, kết quả xét nghiệm mẫu máu của những bệnh nhân còn sống sót sau đại dịch cúm năm 1918 cho thấy những người này dường như miễn dịch đối với cúm A/H1N1 hiện nay, song lại "hoàn toàn bất lực" trước các loại cúm thông thường.
Nhà khoa học Yoshihiro Kawaoka cho biết kết quả nghiên cứu trên khiến ông cảm thấy lo ngại hơn đối với đại dịch cúm A/H1N1 đang ngày càng lan rộng trên thế giới hiện nay.
Ngày 13-7, Giám đốc phụ trách nghiên cứu vắcxin thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Marie-Paul Kieny cho biết tất cả các nước trên thế giới sẽ cần phải sử dụng vắcxin phòng cúm A/H1N1 trong bối cảnh đại dịch nguy hiểm này chưa có dấu hiệu có thể ngăn chặn được.
![]() |
Theo các nhà khoa học Mỹ, virus cúm A/H1N1 đã trở nên nguy hiểm hơn so với các loại virus cúm thông thường (Ảnh: Getty Images) |
Cùng ngày, nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp tử vong và lây nhiễm cúm A/H1N1 mới. Bộ Y tế Philippines xác nhận thêm hai trường hợp tử vong do cúm A/H1N1, nâng tổng số người thiệt mạng ở nước này lên 3 trường hợp. Trong khi đó, các quan chức y tế Brunei thông báo có thêm 20 ca nhiễm cúm A/H1N1 mới, nâng tổng số ca nhiễm cúm A/H1N1 ở nước này lên 300 người.
Cơ quan y tế Hong Kong cùng ngày cũng xác nhận chỉ trong vòng 24 giờ, đặc khu này đã có thêm 62 ca nhiễm virus cúm A/H1N1 mới, nâng tổng số ca nhiễm cúm A/H1N1 lên 1.327 người.
Trước đó, tại cuộc hội thảo ngày 12-7 ở Toronto (Canada) với sự tham dự của 200 nhà khoa học để bàn biện pháp ngăn chặn sự lây lan của đại dịch cúm A/H1N1, chuyên gia nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm và vi trùng học Allison McGeer cảnh báo khoảng 1/3 dân số Bắc Mỹ có thể nhiễm virus cúm A/H1N1 vào mùa thu tới.

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau
Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể
Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
